Saturday, May 24, 2008

Chuyện trò cùng đồng đội: Ði tìm hài cốt anh em chiến hữu đã chết trong các trại "cải tạo"


Huy Phương

Anh Lâm Ngọc Chiêu, nguyên sĩ quan của Nha Kỹ Thuật, đã ở trong nhà tù tập trung của Cộng Sản trong thời gian 10 năm, một người trẻ có tâm huyết, luôn luôn nhắc lại câu nói: "Việc tìm hài cốt của anh em nằm lại trong các trại cải tạo" không phải là vấn đề nhân đạo và chính là món nợ chúng ta phải lo". Anh là người đã tiếp tay với người bạn tù cũ của anh Nguyễn Ðạc Thành, để trở lại Hoàng Liên Sơn đi tìm mộ của những chiến hữu cũ mà hài cốt hơn ba mươi năm nay chưa được về với gia đình. Hai người bạn tù này đã ở trại 9 - Liên trại 1- Ðoàn 776 Hoàng Liên Sơn. Anh Nguyễn Ðạc Thành là người may mắn có sự giúp đỡ tận tình của một luật sư người Mỹ, người cùng đi trong phái đoàn của Tổng Thống Bush viếng thăm Việt Nam hai năm trước đây đã can thiệp yêu cầu các giới chức có thẩm quyền ở Việt Nam để cho tổ chức Tổng Hội HO-POW Việt Nam tiếp xúc với các cán bộ trại tù cũ, xem sơ đồ, danh sách các cựu sĩ quan VNCH bị chết trong các trại cải tạo và giúp đỡ dễ dàng cho tổ chức này đi bốc mộ.
Kết quả trong hai chuyến đi đầu tiên do anh Nguyễn Ðạc Thành hướng dẫn, hội đã tìm ra hơn hai trăm ngôi mộ chiến hữu của chúng ta, có mộ bia hay đã mất mộ bia trong nhiều địa điểm trong vùng rừng núi ở Hoàng Liên sơn và đã giúp cho gần 20 gia đình đem được hài cốt của các tử sĩ này về với gia đình. Ðây là một công tác quá 1ớn và rất quan trọng, giải quyết được nguyện vọng của nhiều gia đình có chồng, cha đã nằm xuống trong các trại tù của Cộng Sản dựng nên tại hai miền Nam Bắc sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Tuy vậy Tổng Hội HO & POW có văn phòng ở Houston, Texas chỉ là một tổ chức tự phát với trách nhiệm và lòng thành của một vài cựu sĩ quan VNCH, cựu tù nhân chính trị, không có văn phòng, tài chánh và đủ nhân lực cũng như thời gian để đảm trách sứ mạng này. Gia đình tử sĩ đi bốc hài cốt chồng, cha phải tự đài thọ chi phí cho cuộc hành trình như nơi ăn ở, phương tiện đi lại, xa xôi từ Saigon hay các nước khác như Hoa Kỳ, Canada, Úc, nhưng những anh em của Tổng Hội HO-POW như anh Nguyễn Ðạc Thành, Lâm Ngọc Chiêu đều phải bỏ tiền túi ra để lo cho công tác nhân đạo, tình nghĩa này. Sự có mặt của các anh trong tổ chức này rất cần thiết trong việc liên lạc với chính quyền trung ương và địa phương để bảo đảm cho gia đình tử sĩ được an toàn và an tâm trong thời gian đi tìm hài cốt ở một vùng đất xa lạ, hoang vắng với khí hậu khắc nghiệt của vùng rừng núi sơn lam, chướng khí của Hoàng Liên Sơn. Mặt khác tổ chức cũng hướng dẫn thân nhân tử sĩ đến đúng nơi đúng chỗ để đem hài cốt về.
Công cuộc tìm kiếm này không thể ngưng lại. Ba mươi năm qua, từ ngày các chiến hữu của chúng ta nằm xuống, rừng núi đã thay đổi, khí hậu mưa nắng xói mòn, bia mộ đã đổ vỡ, biến dạng hay thất lạc, nếu không kịp thời, thì những chờ đợi, hy vọng của các gia đình có chồng, cha chết trong các trại "cải tạo" này sẽ bị chôn vùi theo năm tháng. Nhiều gia đình, vì sự vô trách nhiệm và thiếu tình người của bọn cán bộ coi tù, gia đình không hề nhận được giấy báo tử của người chết để từ đó gia đình có thể đủ điều kiện đi định cư tại Hoa Kỳ theo diện có chồng cha chết trong trại "cải tạo". Nếu tìm được xương cốt kịp thời, đòi hỏi được giấy chứng nhận của các quản giáo cũ hay chính quyền địa phương, Tổng Hội HO-POW hy vọng sẽ cứu giúp được nhiều gia đình đi định cư tại Hoa Kỳ theo diện nhân đạo.
Anh em cựu chiến binh của chúng ta có hai món nợ, một đối với những người còn sống là "thương phế binh"; hai, đối với những người chết mà xương cốt chưa về được với gia đình là những anh em đã chết trong các trại "cải tạo". Xin những người hằng tâm, hằng sản cố gắng giúp đỡ cho công việc này được tiếp tục để vong linh của chiến hữu của chúng ta được an ủi phần nào. So với cuộc sống chúng ta hôm nay, anh em nằm lại trong các trại tù tập trung và gia đình anh em là những người bất hạnh.
Sau chuyến đi vào tháng 4-2008, hai anh Nguyễn Ðạc Thành và Lâm Ngọc Chiêu của Tổng Hội HO-POW đã đem về được một danh sách những ngôi mộ một số anh em quân, cán, chính VNCH đã bị chết trong trại tù cải tạo Nam Hà. Danh sách này gồm những người có tên tuổi, còn một số chiến hữu thì trại Nam Hà ghi bằng bí số. Sau khi Văn Phòng Tìm Kiếm Tử-Sĩ VNCH đến Nam Hà để tìm hồ sơ có tên tuổi, Hội HO-POW sẽ kịp thời loan báo cho thân nhân các tử sĩ được rõ để phối hợp đi tìm hài cốt.
Danh sách 50/135 tử sĩ VNCH hiện có mộ tại Trại Nam Hà (hiện nay chưa tra cứu được cấp bậc, chức vụ, ngày mất và quê quán).
Hà Văn Chung
Nguyễn Văn Chi
Lục Văn Chung
L. Ðình Thơm
Nguyễn Văn Trị
Giáp Văn Hùng
Ðỗ Văn Thông
Hoàng Văn Khuê
Nguyễn Ðức Ðình
Phạm Văn Cảnh
Bùi Văn Vụ
Nguyễn Văn Quý
Hoàng Văn Quang
Nguyễn Thanh Phong
Nguyễn Văn Dũng
Trần Văn Hiếu
Ðỗ Ðình Thế
Nguyễn Lê Tính
Võ Thanh Tâm
Hậu Văn Nghĩa
Nguyễn Văn Lưu
Nguyễn Văn Nông
Trần Văn Bốn
Nguyễn Xuân Minh
Lang Văn Chữ
Cao Kim Chan
Nguyễn Văn Minh
Hoàng Văn Toán
Nguyễn Văn Nhân
Nguyễn Yến Lương
Phùng Tân Phương
Phạm Cảnh
Vũ Sinh
Trần Tư
Nguyễn Quang
Ðào Văn Ðạo
Nguyễn Quang Quyền
Nguyễn Hà Ðăng
Nguyễn Văn Lệ
Nguyễn Văn Ðào
Nguyễn Văn Thắng
Lương Văn Giao
Nguyễn Hà Dư
Phạm Văn Ðê
Ðinh Quang
Trần Quang
Vương Huấn
Trương Chính
Nguyễn Văn Hùng
Hoàng Văn Thao
Văn Phòng Tìm Kiếm Tử-Sĩ VNCH xin nhờ các chiến hữu đã ở trong các trại tù Cộng Sản bất cứ ở đâu, nếu biết được tin tức các anh em đã chết (vào thời gian nào, trại nào, chôn cất ở đâu), cũng như gia đình các tử sĩ nhận ra thân nhân mình, xin vui lòng liên lạc với địa chỉ sau đây:
Ðịa chỉ liên lạc của TỔNG HỘI H.O. & POW
P.O. Box 281 Los Alamitos, CA 90720
Lâm Ngọc Chiêu (714) 826-7129
Nguyễn Ðạc Thành (832)725-3231
Chi phiếu xin đề: Tổng Hội HO. &POW
Memo: Văn phòng tìm kiếm tử sĩ VNCH
Email:
goodwill336@yahoo.com

Saturday, May 17, 2008

Ruou va Tra

Một Trà, Một Rượu, Một ... Một ...
Ái Văn


Tôi có hẹn là sẽ viết một bài nói về Trà, về Rượu mà không dám lạm bàn đến ... đến ... lãnh vực mình luôn " mù tịt ", cho dù mỗi ngày mình đều phải đương đầu. Nay xin giới hạn rõ ràng là chỉ xin lạm bàn về Trà và Rượu mà thôi, để dành cái phần kia cho quý vị Đàn Anh, quý vị Đàn Em hào hoa hoặc các bậc Trưởng Thượng tha hồ mạn đàm. "Em" xin lắng nghe lời chỉ giáo của quý vị.


Nói về cái gì mà " thiên hạ " ghét trước, hãy bàn về Rượu.


Thuở nhỏ, tôi hay đọc văn thơ lặt vặt - sở dĩ dùng chữ lặt vặt vì lúc nhỏ tôi nhác học văn chương lắm, cho dù tên tôi là Văn - nên đọc được câu thơ nào thấy thú vị hay hạp với mình thì cứ nhớ mãi, cho dù đã bao nhiêu năm về sau. Xin trích đây mấy câu chữ Hán cho ra cái điều ta đây cũng " Háng " rộng, với lại để cho đúng với chữ của cổ nhân: " Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ ". ( Xin đừng bày đặt hiểu bậy hiểu bạ để xuyên tạc là tôi nói móc lò mấy ai cứ đem tiền ra cho các Thẩm mỹ viện tiêu giùm ).


" Nam vô tửu như kỳ vô phong ", hoặc
" Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tì bà mã thượng thôi " ( hai câu sau cũng rất hay nhưng không muốn trích vì không thấy dính tới Rượu ).


Rồi thơ Việt như :
" Đất say đất cũng lăn quay
Trời say Trời cũng đỏ gay ai cười " ...


Hay tới chuyện viết trong sách Giáo Khoa Thư lớp Đồng Ấu hay lớp Dự Bị. ( Ôi chao ơi, nếu tôi học được và hành được những gì Thầy Cô đã dạy cho học trò lớp Đồng Ấu thôi, ví dụ như đừng có nói dối, đừng làm những gì mình không muốn người khác làm cho mình, v.v. ... thì tôi đã " thành nhơn " rồi chứ không còn bậy bạ như thằng tôi đang viết những giòng này ).


Truyện kể rằng có một chàng kia vì một lý do gì đó đã bị một ông thần bắt buộc chàng phải về nhà giết cha , hay giết mẹ: Chàng dĩ nhiên từ chối không làm chuyện đó, rồi ông thần cho chàng một giải pháp khác là nếu như vậy nhà ngươi phải uống rượu. Chàng kia thấy giải quyết như vậy có vẻ OK, vì mình chỉ uống rượu mà thôi. Ai dè khi chàng uống rượu say lướt khướt rồi thì đâu còn biết gì nữa đâu: chàng giết luôn cả cha lẫn mẹ !!


Đó thấy không ? Rượu là hại lắm lắm, nhất là mấy quý vị Phật tử thì lại càng nên lưu tâm cẩn thận hơn vì trong ngũ giới, giới Tửu là một giới phải giữ. Ủa vậy chớ hại như rứa mà chú mầy lại bày đặt viết về rượu có phải là muốn hại nhau không ?


Ai cha, như đã trình bày ở trên, nếu ai ai cũng đàng hoàng, ai ai cũng ngoan ngoãn theo lời Thầy Cô dạy từ nhỏ thì đâu có chuyện, đâu có cõi tùm lum, tà la này, đâu còn thiên hạ sự, đâu còn chuyện để nói nữa ! Thái bình thịnh trị.


( Ê, Thầy Cô dạy, nghe được thì nghe theo, chớ đừng bắt chước những gì Thầy Cô làm, bởi vì nói thì nói vậy thôi chớ Thầy Cô là ai nếu không phải là chúng ta đang mặc áo mô phạm, mà Ta thì đâu đã thánh thiện, đâu đã đạt đạo !)


Vì Ta chưa thánh thiện nên ta hay dòm dòm ngó ngó xem thiên hạ làm gì ... để ... bắt chước. Bởi vậy mới sinh chuyện ! Dòm tới dòm lui, dòm qua dòm lại, thấy có nhiều đạo cho uống rượu, như đạo Thiên Chúa cho con chiên rượu lễ chẳng hạn, v.v. ..., rứa là ta có cớ để hủ hóa, để hư, để bày chuyện !


Quý bạn đọc sẽ đọc sau đây những chi tiết về rượu không có tính cách " hàn lâm " như là có bao nhiêu thứ rượu, làm bằng vật liệu gì, làm ra sao, uống có công dụng gì, v.v. ... mà chỉ đưa ra một vài cảm nhận lúc uống rượu cùng một ý kiến của riêng tôi về cách uống rượu.


Nói phét là như vậy, nhưng làm sao mà có thể nói cho hết những loại rượu đang bán trên thị trường, nên đành giới hạn ở nơi bài này chỉ nói về một thứ rượu mà phe ta hay dùng : rượu Cognac.


Trước đây ở Việt Nam tôi thường được các cao thủ võ lâm trong làng Công Chánh dạy cho cách uống rượu Cognac, đó là các anh TND (nay đã quá cố), HĐL (đang sống hùng mạnh ở San Jose), v.v. ... dẫn dắt vào con đường " rượu chè ". Nhớ những lần TND, HĐL vào công tác Sài Gòn là thế nào tôi cũng được đi lẽo đẽo theo các đàn anh để hầu rượu ( nói cho khéo, chớ thiệt là để uống keù ). Những tên được nhắc đến trong các buổi nhậu nhẹt tôi học vỡ lòng về rượu nho từ TND: nào là Martel Trois Étoiles, nắp mở bằng nút xoắn, nào là Cordon Bleu, rồi là Cordon D'argent v.v... nghe nói không cũng thấy " đã " rồi, trong khi mình đang được uống Martel " chùa ", và đang phá " mồi " ( có nghĩa là " ăn " nhiều hơn " uống " ). Các đàn anh cứ phán, đàn em đang lắng nghe và đàn em " đớp " đều đều. Tôi vẫn còn nhớ như hôm qua TND với ĐST cùng HĐL đạp xe đạp chạy theo tôi vào Chợ Lớn " đổi " rượu để đi nhậu. Số là như vầy: Mấy đàn anh sau biến cố 1975 thì khá kẹt tiền vì đâu có ai làm ra tiền nữa, nên đâu còn vung vít như ngày xưa thân ái. Nhưng " ăn
quen mà nhịn chẳng quen ". Qua những buổi bàn bạc với nhau, chúng tôi mới biết là vì ít uống rượu mà bạn bè lại mới biếu Tết nhiều chai rượu nên anh ĐST đang có nhiều chai Martel nằm yên trong tủ. Làm sao mà nói mấy chị cho mấy anh chút chút đi nhậu cho cam ? Bèn thở dài thở vắn,nhớ tới " thời oanh liệt nay còn đâu ". Tôi mới bàn với anh em như sau : Mình lấy hai chai Martel, đi vào Chợ Lớn, chỗ tôi có quen biết để " mại " một chai, lấy tiền để nhậu chai thứ hai với nhau. Vậy là xong: vẫn ngon lành như xưa, cũng đủ món đồ nhậu trong Chợ Cũ, mà cũng còn dư để đi ăn thêm Phở hôm sau. Vui quá phải không anh T, anh L ?
Qua đây có dịp và có nhiều phương tiện, tôi tiếp tục sự nghiệp uống Cognac. Nếu nói Cognac mà không đưa ra một vài chi tiết thì thấy không được, nên phải viết ra một ít để quý bạn dễ theo dõi con đường " say sưa ".


Trước hết xin nói rõ Cognac là một loại rượu cất từ nho, gọi chung tên là Brandy. Tuy vậy, chỉ Brandy làm từ vùng Cognac ở Pháp mới được gọi là Cognac. Còn nếu Brandy làm từ chỗ khác thì không được dùng tên gọi Cognac, ví dụ làm từ Armagnac hay ở California chẳng hạn.


Thị trấn Cognac ở Pháp nằm ở phía Tây Nam thành phố Paris khoảng 200miles trên bờ sông Charentes, và bao gồm sáu districts: Grande Champagne, Petite Champagne, Fin Bois, Bois Ordinaire và Borderies.
Xin phân biệt Champagne ở đây là một district của thị trấn Cognac, chớ không phải là Champagne ở Đông Bắc Paris gồm có Reims, Epernay v.v... sản xuất rượu bọt ( vin mousseux ) nổi tiếng Champagne.
Nho dùng trong Cognac là loại Ugni blanc, Colombard với Folle blanche. Còn nho dùng trong các rượu vang khác thường là Cabernet Sauvignon, Merlot Chardonay, Pinot Noir, Syrah, hoặc là Riesling.


Chỉ khi nào dùng 100 % nho trồng ở district Grande Champagne thì Cognac mới đề ngoài nhãn là " Grande Champagne ", còn Fine Champagne thường thấy đề ở một số rượu như Remy Martin chẳng hạn thì chỉ có khoảng 50% nho của Grande Champagne, phần còn lại là nho ở Petite Champagne. Vậy chớ hai district này có gì đặc biệt mà cứ mãi nói về chúng hoài : Tất cả là do cái bouquet của nho trồng ở hai nơi đó. Mà trong chúng ta ai cũng đều biết là ăn hay uống, có bạn lại thêm là cả con người cũng vậy ) ta thường đánh giá trên ba điểm chính : Sắc, Vị, Hương. Hương là khó nhất. Các hãng nước hoa là một thí dụ điển hình : chỉ cần một mùi hương là đã kéo lại cho chúng ta một " bầu trời thương nhớ cũ ". Thôi, không bàn lang bang sợ lại không viết được nhiều cho chủ đề chính là Cognac.


Cognac phải được cất hai lần trong các lò cất bằng đồng đốt trực tiếp bằng lửa ngọn. Sản phẩm do lần cất thứ nhất cho khoảng 30% alchohol. Sau lần thứ nhì, ta được KHOẢNG 70% alchohol. Mỗi lần cất như vậy lâu vào khoảng 12 giờ. Phần đầu và phần cuối của các sản phẩm này đều không được dùng, chỉ phần giữa là được giữ lại để ủ trong các thùng chứa bằng gỗ sồi (oak) lấy trong rừng thiên nhiên Limosin hay vùng rừng nhân tạo Troncais. Xin lưu ý ở đây là Cognac ngon hay không ngon cũng là nhờ giai đoạn ủ trong các thùng này, không được dùng đinh hay keo để làm thành thùng tonneau, gồm các mảnh gỗ sồi phải được chẻ bằng tay chớ không dùng cưa để xẻ và được bó chặt với nhau bằng các đai kim loại. Cognac đựng trong các thùng này, tuy rất kín, vẫn bị mất khoảng 3% do bay hơi mà dân Pháp gọi là phần rượu của Thiên Thần ( part des Anges). Chính trong khi ủ trong thùng bằng gỗ sồi này mà Cognac hấp thụ cả màu sắc lẫn hương thơm.


Các hãng sản xuất rượu Cognac thường được bày bán trên thị trường ta có thể kể : Martel, Hennessy, Remy Martin, Courvoisier, Delamain, Hine, Camus, Otard, Pierre Ferrand v.v...


Về phân loại hạng cấp đi từ dưới lên trên: bắt đầu là V.S. (Very Superior), muốn được ghi là VS, Cognac phải được ủ trong các thùng sồi ít nhất là 2 năm rưỡi tính theo luật lệ rượu của Pháp, tuy vậy Cognac VS thường được ủ khoảng 4 hay 5 năm; kế là V.S.O.P. ( Very Superior Old Pale, mà ở Việt Nam, các bậc đàn anh kháo với tôi là Verser Sans Oublier Personne), tính theo luật thì chỉ cần 4 hay 5 năm nằm thùng, nhưng thường thì họ cho ngâm lâu hơn, có khi 5 năm hay cho đến cả chục năm. Tiếp đến là Napoleon ( xin nhớ đây là hạng cấp Napoleon chớ không phải rượu tên là Napoleon thường bày bán để dân không rành uống rượu mua nhầm. Ta có Courvoisier Napoleon, Remy Martin Napoleon, còn Martel thì không đề Napoleon mà dùng chữ Cordon Bleu). Thứ đến là X.O. (Extra Old), và trên hết là Extra. Các loại trên này thì theo luật phải nằm thùng từ sáu năm trở lên, nhưng các hãng Cognac thường cho nằm trên chục năm cho đến cả trăm năm tùy theo hãng sản xuất và sản phẩm đặc biệt nói ở dưới đây. Nói về Cognac Extra thì rất là nhiều loại đặc biệt.


Ví dụ nói riêng về Công ty Courvoisier chẳng hạn: nhiều loại Extra như Chateau Limoges ở trong bình bằng Porcelain, VOC ở trong bình bằng pha lê (crystal) của hãng Baccarat, rồi có một series đặc biệt gọi là Series Erté - Erté là tên hiệu của một họa sĩ người Nga, ông này vẽ cho các hộp đêm sang trọng của Paris như Folies Bergères - Series Erté đặc biệt ở chỗ là chỉ sản xuất bảy ( 7 ) chai, mỗi năm một chai đánh số 1 tới số 7. Mỗi chai có một tên riêng: Vignes, Vendange, Distillation, Vieillissement, Degustation, Part des Anges, l'Esprit du Cognac, và chỉ sản xuất 12.000 chai, có đánh số từng chai. Chai số 1 vào năm 1989 và chai số 7 vào năm 1995. Sau đó vì còn một ít rượu nên Courvoisier sản xuất thêm một chai cuối gọi là Inedit, chỉ sản xuất được 4.000, thay vì 12.000 như những chai trước. Rượu đựng ở trong các chai này được lấy từ những thùng rượu rất là lâu đời, có rượu ủ trong thùng từ năm 1897 ( là năm sinh của Erté nên mới có tên cho series này). Tại Little Sài Gòn, có chợ Việt Nam Đồng Hương bày bán một bộ từ chai số 1 đến chai số 7 ( không có chai thêm sau cùng Inedit), chỉ biết nguyên bộ đó bị đánh cắp. Quý bạn ở Nam Cali cũng có thể xem các chai này đang bày bán ở chợ Hawaii trên vùng Alhambra/Monterey Park hoặc chợ Asahi tại Little Saigon.


Còn về các Công ty như Remy Martin, Việt Nam hay biết tới là chai Louis XIII đựng trong bình pha lê do Baccarat làm, hoặc Hennessy Paradis. Đại để là nói tới Extra thì rất là nhiều, bàn không hết được, chỉ biết " để mà biết chứ không phải để mà uống ". Xin quý bạn đừng chê kẻ hèn này, tội nghiệp. Vì " có mà không xài cũng coi là không có ". ( Câu tôi đã viết về thi P.E. cách đây hơn hai mươi năm: Có mà không xài còn hơn là không có. Vậy mới biết câu " trước sau như một " là như vậy ). Đây là nói về rượu, chứ nếu đổi chữ rượu ra chữ tiền thì cũng giống y chang: Bạn có rất nhiều tiền để ở trong nhà băng mà không xài thì cũng như là không có. Bạn chỉ hơn người khác có vài số zero ở trong compte thôi. Khổ một cái là nếu tiêu thì hết. Bởi vậy cho nên
không tiêu, và giống như Catch 22, vì sợ tiêu hết nên không dám tiêu cho nên coi như có cũng như không. Đúng là "Sắc bất dị không, Không bất dị sắc; Sắc tức là không, Không tức là sắc". ( Đây là tôi nhập tâm tầm bậy nên vụt miệng đọc đại câu kinh hay đọc trong Bát Nhã Tâm Kinh. Xin đừng chấp. Vì Chấp Có còn đỡ hơn là Chấp Không. Huống hồ là chấp thằng Văn khi nó nói Tầm Phải ).


Đến đây tôi lại nhớ lời của một nhân viên an toàn của công ty Aramco ở Saudi Arabia đã dặn rõ cho tất cả nhân viên mới tới vùng này làm việc là hãy coi chừng những lỗi lầm ngu xuẩn như sau : Tất cả những người lạc trong sa mạc thì khát mà chết, nhưng khôi hài là bên cạnh những xác chết đó vẫn còn gần đầy bình nước dự trữ mang theo. Họ mang nước theo, nhưng không dám uống, sợ hết nước thì chết và họ đã chết trước khi hết nước. Bà con ơi, có ai trong chúng ta có tiền mà không dám tiêu, vì sợ lỡ tiêu hết thì không còn nữa, nguy quá, cho nên cho đến chết cũng còn quá nhiều tiền, trong khi lúc sống không dám hưởng.
"Tiền chỉ có giá trị khi được tiêu đi ". Tiền không tiêu chỉ là con số, nằm ỏng a ỏng oảnh trong ngân hàng, không khác gì tờ giấy lộn. Vậy anh em ơi, " Hãy tiêu đi, hãy tiêu đi ". Các bạn không tin thì hãy thử : Không tiêu làm sao biết cái sướng của sự tiêu. Enjoy đi, không sao đâu !


Tuy nhiên nếu có ai hỏi, xin cứ mạnh dạn đổ thừa là nghe theo lời Ái Văn đó. Chỉ xin anh em đừng cho vợ tôi biết tôi cổ động chuyện tiêu pha này nhé. Được vậy là tôi cảm ơn bạn ngút ngàn rồi. Xin trở lại với rượu và trà.


Chắc quý vị cũng muốn nghe bàn về cách uống rượu như thế nào để xem thử thằng Văn này nói ra răng ? Như đã thưa trước, xin viết ra đây một vài cách uống Cognac.


Theo kiểu Việt Nam hay Tàu thì thường uống Cognac pha với nước Soda hay nước suối có sủi bọt như Perrier hòa chung với nước đá cục, và uống như rượu vang trắng. Đấy là cách tôi học được lúc mới "mở mắt" bài học Cognac. Có lẽ tại Việt Nam nóng nên thường uống pha với nước đá, cũng giống như mình uống cà phê sữa đá vậy. (Ê, chú mày nói vậy chớ bộ tụi Tây, tụi Mỹ uống trà đá Lipton thì sao ? Áy Ya, uống kiểu đó là uống theo kiểu tụi Tây, tụi Mỹ, còn đây là bàn cho TA là Việt Nam thì nên uống theo kiểu, kiểu ... kiểu ... cà lăm, vì chẳng là kiểu gì hết. Thôi thì chịu khó đọc tiếp cái đã). Xin nói thêm là nhiều nơi, ngay cả ở Pháp họ cũng uống " à l'eau ", pha với nước lạnh và bên Ăng Lê họ uống Cognac chung với Coca-Cola. Uống thế nào mình thấy hợp khẩu vị là được rồi. Nhưng để xem dân Pháp chính gốc họ uống ra răng đã. Sau đây là phần tôi đọc trong mấy cuốn sách nói về Cognac và trên Website, xin tóm lại đây hầu quý vị.


Thú uống Cognac nguyên chất (không pha thêm nước chi hết, cũng không
có nước đá) - uống Cognac rót lên nước đá cục gọi là "on the rock" cũng được, nếu dùng loại VS, VSOP hay Napoléon thôi, chứ XO hay Extra mà pha như vậy e uổng phí mất cả phần hương, bớt mất vị, mà ngay cả phần sắc nữa, nhưng như đã viết ở trên "uống thế nào mà ta thấy ngon" là được rối - là rót rượu vào ly, xin chớ rót quá 1/3 ly nhé (nên dùng ly vừa tầm tay của mình, để humaniser rượu bằng lòng bàn tay cho ấm), nhìn màu rượu óng ánh trong ly (nếu có ly crystal thì đẹp mắt hơn: quý ị đang NHÌN em để thấy sắc diện em), bạn cầm ly xoay quanh để nước sóng sánh khắp ly cốt là để cho hương của Cognac bốc lên, bạn dùng khứu giác nhưng đừng để mũi bạn quá sát vào ly sợ e mùi hương quá nồng làm mất đi cái mùi hương (bạn đang thưởng thức MÙI của em, thích nhé) - viết đến đây bỗng nhớ đến truyện của Kim Dung nói về mùi hương của đàn bà, của con gái trong truyện Lục Mạch Thần Kiếm khi Đoàn Dự tả về Mộc Uyển Thanh với lại Vương ngọc Yến cùng với hương trà của Vương phu nhân, chắc quý bạn lại nghĩ là sau khi cho khứu giác thưởng thức rồi, thì chắc là sẽ "uống" chăng? CHƯA, đúng ra là KHOAN đã (đó, quý bạn vẫn có thói quen mà bị la mãi vẫn không nhớ: cứ từ từ, đi đâu mà vội mà vàng, cứ quýnh quýnh, quáng quáng, lụp cha lụp chụp). Trong sách Pháp về Cognac nói rằng: sau khi đã thưởng thức mùi của em (Cognac) xong thì để ly rượu xuống để NÓI về Cognac, BÀN về Cognac.


Đấy mới là điểm chính: cốt tủy của uống rượu không phải là "uống" mà là "nói", nói về chuyện tùm lum, tà la, ba hoa thiên địa vì TA gặp được nhau là chính, chẳng lẽ không ăn, không uống, nên phải có cho chứ, chứ chính là "gặp nhau". Chắc quý bạn cũng đồng ý với Lâm Ngữ Đường viết trong cuốn The Importance of Living xuất bản năm 1937 (Ái hữu lão thành Nguyễn Hiến Lê đã dịch ra từ bản dịch tiếng Pháp là Một Nếp Sống Đẹp thì phải) là người xưa đã trèo non, lặn suối, để đi đến nhà bạn, thăm nhau và uống với nhau một tách trà, hay một ly rượu để đàm đạo, rồi lại lội suối hay đội mưa trở về. Đây là một cái thú của cuộc đời.
Sau khi nói đã rồi mới uống. Xin bàn một tí về cách uống ở đây. Bạn chỉ nên uống một cụm nhỏ vừa đủ để đầy một phần miệng, ngậm trong miệng một chút, lấy lưỡi quay quanh để rượu có thể đến đầy ắp tất cả các vành trong và nướu răng, rồi uống ực một cái thiệt mạnh: hương rượu sẽ hừng hực bốc lên trên mũi để cho khứu giác một lần nữa được hưởng EM. Phần sau còn sót lại trong vị giác gọi là dư vị (after taste), tùy theo rượu ngon hay không là ở điểm hương và dư vị này, vì loại nào đi nữa thì nồng độ rượu vẫn chỉ là 40% cả. Rượu ngon thì cho ta cảm giác là nó nhẹ, dịu ngọt (cũng như đàn bà vậy: bà nào bà nấy cũng dịu dàng, cũng dễ thương, cũng ngọt ngào cho đến..., cho đến..., cho đến lúc mấy bà DỮ: Eo ôi, mèo nằm êm trên tay ta nũng nịu với ta hôm qua, nay biến thành hình Sư Tử đang gào thét và đang nhe răng sắp
ăn sống nuốt chửng ta đây. Ôi trước sau gì cũng chết, thôi đành chết trong miệng mấy bà Sư Tử cho nó oai chứ không lẽ chết trong miệng mấy mèo con !!).


Nói về loại rượu nào nên uống nếu quý vị chưa có thói quen uống: Xin đề nghị quý bạn bắt đầu từ loại rẻ nhất (VS), hãy uống pha với Perrier chứ đừng dùng Club Soda hơi đắng, hay pha với nước cũng được, rồi leo lần lên bằng cách uống các loại mắc hơn một chút : (VSOP), cũng pha với Perrier, sau đó hãy thử uống không pha chi hết với nước đá on the rock mà thôi. Rồi thử uống nguyên chất với loại Napoleon hay XO. Sau đó quý bạn biết sẽ uống như thế nào là hợp vơi khẩu vị của mình. Xin nhắc là MÌNH uống cho MÌNH chứ không phải mình uống cho ai cả nên loại nào cũng NGON cả. Quên nói là mua rượu ở đâu rẻ: Nếu là vùng Nam Cali thì cứ vào mấy siêu thị Việt Nam hay Tàu thì mua các hiệu như Martel, Hennessy, Courvoisier, Remy Martin rất rẻ so với Liquor Store khác, nhất là vào các dịp Tết Tây, Tết Ta. Nhưng các bạn muốn mua các loại đặc biệt NGON mà RẺ, nhưng phe TA ít biết tới vì cũng lại là thói quen chỉ hay uống bốn hãng trên mà thôi, như Delamain XO chẳng hạn, thì xin giới thiệu quý bạn mấy chỗ như Hi-Times Cellars ở Costa Mesa, hay Wine Exchange ở Anaheim.


Quên nói là uống Cognac lúc nào thì thích hợp nhất: Nếu uống với Perrier thì uống thay cho rượu vang trắng từ đầu tới mãn táng cuộc vui cũng quá đủ. Nhưng nếu uống nguyên chất thì sau bữa ăn, sau khi uống Port ( fortified wine, rất độc đáo vì nó vừa ngọt lại vừa ngon), sau khi uống TRÀ hay CÀ PHÊ xong, sau khi đã uống liqueurs như Cointreau hay Grand Marnier, ta mới uống Cognac ngon để đi ra về ( quên, uống là phải nói phét rồi mới về ). Còn lại chủ nhà phải lo dọn dẹp thì tôi đề nghị: Xin khoan rửa các ly dùng để uống Cognac, hãy để các ly đó đến ngày hôm sau, lúc đó mùi hương Cognac vẫn còn đó. Mùi HƯƠNG vẫn còn, và đó là một mùi rất dịu và làm ta lại nhớ đến em (Cognac). " Để tưởng nhớ mùi hương - Truyện dài của Mai Thảo ".

Friday, May 16, 2008

De nho nhung ngay o quan truongQuân Trường Thủ Đức, Tuần Huấn Nhục.

Quân Trường Thủ Đức, Tuần Huấn Nhục.

Trần T Kiệt



Cả chục chiếc xe nhà binh GMC chở 800 Tân Khóa Sinh vừa xấn vào sân cỏ rộng lớn Vũ Đình Trường thì cả bầy Huynh Trưởng đã nhào tới sủa ỏm tỏi:

- Chào mừng Đàn Em đến Thủ Đức!

Toàn tiếng la chứ không có tiếng nói:

- Đàn em nầy quờ quạng yếu đuối quá!

- Hít đất! Vào thế!

- Vào thế!

- 20 cái đi ông!

Bên kia thì:

- Ông nầy nghe ông! Nhảy xổm vào thế!

- Vào thế!

Đàn anh quánh thế phủ đầu đàn em khiếp đảm.

Cứ:

-Ông nầy nghe ông!

Là có:

- Vào thế!

Ỏm tỏi cả Vũ Đình Trường rộng lớn! Không con chim nào dám lởn vỡn loanh quanh!

Bỗng có tiếng thét rùng rợn :

- Bên trái làm chuẩn, bốn hàng ngang, mười hàng dọc! Nhìn trước! Thẳng!

Đám đàn em lụi cụi đứng dậy quẫy bọc xắc-ma-ren, túi vãi lớn đựng quần áo và vật dụng gia tài lên vai dớn dác lăng xăng xếp hàng.

Đám huynh trưởng lại hè nhau hét:

- Ông nầy xếp hàng vào đây!

- Ông kia xếp hàng sau lưng!

- Đàn em còn quờ quạng lắm!

- Ba mươi giây coi ông!

- Nghiêm!

- Thao diễn .....Nghĩ!

- Nghiêm!

- Nghiêm! Thao diễn! Nghĩ!

Cứ nghiêm nghĩ như vậy, mà xẹt xẹt ba mươi giây đám huynh trưởng đã chia 800 khóa sinh làm thành 4 khối hình chữ nhật, tức là 4 Đại Đội hay một Tiểu Đoàn và là một khóa học huấn luyện thành Sĩ Quan cấp bậc nhí nhất trong hàng ngũ sĩ quan: Chuẩn Úy. Và vẫn thường hay có chữ Sữa theo sau chữ Chuẩn Úy vì tuổi lính còn non choẹt.

- Đàn em chuẩn bị?

- Sẵn sàng!

- Ba lô?

- Lên!

- Đằng trước, chạy đều. Bước!

- Một! Một! Một Hai Ba Bốn! Một!

Tiếng đếm Một của đàn anh rơi vào chân bên trái của đàn em nhịp xuống.

Sân Vũ Đình Trường sân cát , đường vòng quanh hình bầu dục dài được trải nhựa.

Tiếng rầm rập của giầy bốt đàn em đang nện xuống theo nhịp chạy quân hành.

Đây khúc ca vang trong quân trường đầy hào hùng!
Vai ghé vai ta thi tài trong tình quân ngũ.
Đường còn dài nhưng chân cứng đá mềm.
Một hai ba bốn. Một hai ba bốn.

Đám đàn em vừa khệ nệ cái xắc-ma-ren vừa thở phì phò vừa chạy vừa ca.

Con đường vòng quanh thật dài. Con đường tương lai binh nghiệp nhắm chừng còn dài hơn gấp bội !

Rầm rập! Rầm rập! Một Hai Ba Bốn! Một Hai Ba Bốn!
Thở! Thở! Nóng! Nóng!
Mồ hôi chảy!
Vòng thứ nhất, tuổi trẻ còn gân!

Vòng thứ hai, tiếng ca nhỏ lại.

- Đàn em quờ quạng! Đàn em ca như đàn bà! Ca to lên như huynh trưởng nè!

Năm, mười ông, hai ba chục ông huynh trưởng vừa hét vừa la, vừa ca điếc con ráy. Thủ Đức chỉ có dăm câu đầu môi thuộc lòng để gây sự:

- Quờ quạng!

- Ba mươi giây!

- Hét to như huynh trưởng nè ông!

- Làm cho huynh trưởng coi!

- Ông hổng có tự tin hả ông?

- Ông nầy nghe ông!

Cứ nghe: Ông nầy nghe ông, là biết có chuyện! Vòng thứ ba, đàn em bá thở đàn em té lụi đụi. Có ông té thiệt, có ông té vờ. Tui cũng vờ mà té. Hổng té trước cũng té sau. Nằm đó thở, hí hí mắt coi tình hình có êm dịu?

Đám huynh trưởng, vài người chạy trước đoàn quân, hai ba gã chạy song song, vài gã chạy sau lưng. Hễ có đàn em nào té cái đụi là có huynh trưởng tới liền nạt nộ:

- Đàn em giả bộ hả? Đứng lên coi! Đàn em yếu đuối! Đứng lên!

Có thằng đàn em bẽn lẽn cười cười đứng lên chạy tiếp.

Có thằng đàn em phì phò sôi nước bọt trợn con mắt.

Huynh trưởng ngó ngó thấy còn sống thì huynh trưởng tiếp tục chạy theo đoàn quân.

Đoàn quân theo số vòng sân tăng lên, số đàn em rơi rụng cũng tăng theo.

- Đứng lại! Đứng!

- Nghiêm!

- Thao diễn.....Nghĩ!

Lại tiếng thét:

- Đàn em đó nghe! Đàn em yếu đuối! Huynh trưởng nè! Huynh trưởng chạy 80 vòng cũng chưa mệt!

Đàn anh cũng xạo dữ!

- Tan hàng!

- Cố gắng!

Đám đàn em tản ra nằm dài hai bên đường nhựa, phì phèo thở. Chưa đủ ba mươi giây thì có tiếng thét :

- Đại đội! Tập hợp!

- Bên trái làm chuẩn! Nhìn trước! Thẳng!

Huynh Trưởng đưa một đại đội hai trăm thằng đàn em về doanh trại, mở đầu cho Tuần Huấn Nhục.

Đó chỉ mới là Chào Sân.

~~~

Sân Đại Đội 34, sân đất hình chữ nhật, bốn Trung Đội xếp thành hàng chữ U, có cái đáy ngang dài gấp đôi hai cái nét xổ xuống, mỗi Trung Đội vậy là có 50 cái đầu húi cua đang ngơ ngác ngỡ ngàng chờ cơn giông đến.

Cơn giông đến ngay tức khắc :

- Trung Đội Một ! Theo lệnh tôi ! Bên trái làm chuẩn !

Ông đứng bên tay trái của đoàn quân được một huynh trưởng đẩy vào một vị trí chỉ định, bèn đưa thẳng cánh tay trái lên, để mấy con gà tử mị còn lại nhìn theo điểm chuẩn ấy mà xếp hàng.

-Bốn hàng ngang, mười hai hàng dọc. Nhìn trước ! Thẳng !

Bây giờ nhơn qua nhơn lại là mới có 48 chàng tuổi trẻ đẹp trai, còn dư hai em ! Hổng lẽ Quân Đội gửi về lại với cha mẹ ? Hông ! Huynh Trưởng Thủ Đức chơi nhét hai em đó vào sau lưng hai hàng cuối. Tuổi trẻ nào cũng có chỗ đứng để phụng sự tổ quốc.

- Bên trái ! Quay !

Đàn em quính quíu, đàn em xoay trái.

Có đàn em quíu hơn nữa, đàn em xoay qua...phải !

Huynh trưởng nhào tới nạt nộ liền:

- Đàn em quờ quạng hả ? Đàn em không biết phải trái hả ? Bước ra đây coi ông !

Huynh Trưởng muốn đàn em đưa tay phải lên rồi la lớn: Đây là tay phải ! Rồi đưa tay trái lên : Đây là tay trái ! Hai chục lần đi ông !

-Tuân lệnh!

-Đây là tay phải của tôi!

-Đây là tay trái của tôi!

-Đây là tay phải của tôi!

-Đây là...Đây là...!!

Tự nhiên trong buổi chiều vàng hanh nắng dưới bóng râm của tàn cây bã đậu, có chàng tuổi trẻ vung tay thề nguyện phải trái với quê hương.

- Trung Đội Hai! Theo lệnh tôi!

- Trung Đội Ba! Theo lệnh tôi!

- Trung Đội Bốn! Theo lệnh tôi!

Xẹt xẹt! Ba mươi giây, 6 Huynh Trưởng hướng dẫn đã sắp xếp Đại Đội thành hình chữ U đối diện nhau, nhìn về cùng một hướng! Hướng kỷ luật ! Kỷ luật nhà binh.

Trên bục gỗ cao có ông Huynh Trưởng quân phục chỉnh tề ủi hồ bóng loáng, uy nghi thẳng người thế nghiêm, hai tay thả dọc bên hông, hai ngón tay cái duỗi thẳng theo hàng chỉ của ống quần, trong khi bốn ngón tay kia nắm lại. Huynh Trưởng đôi giày láng cón, lấy tay quơ quơ thấy được phản xạ lung linh. Năm Huynh Trưởng kia cũng cùng một nhân dáng uy nghi nể vì.

Huynh Trưởng trên bục thót bụng, ưỡn ngực thét lớn, người rung rinh :

- Đại Đội ! Theo lệnh tôi ! Hàng sau bước lùi hai bước ! Bước !

Vậy thì đoàn quân đã được mở rộng khoảng cách, để :

- Hít đất vào thế !

- Vào thế !

- Một ! Xuống

- Lên !

- Hai ! Xuống

Hai trăm con người rạp trên sân cát, nhấp nhổm cái mông, học bài Nạn Chung!

Chiều tàn tàn, chiều chưa tối.

Huynh Trưởng dẫn đàn em đi ăn nhà hàng.

- Rầm Rập ! Rầm Rập !

- Một Hai ! Một Hai Ba Bốn !

Tuần Huấn Nhục, đàn em không biết đi ! Đàn em phải chạy đều khi di chuyển trong doanh trại.

Doanh trại rộng rãi và đẹp đẽ, nhiều hàng cây bã đậu mọc đều thẳng tắp hai bên những con đường trải nhựa sạch sẽ, có vô số khóm hoa tươi sắc màu như an ủi cho đời binh nghiệp bớt khô cằn hơn.

Huynh Trưởng hướng dẫn là Đại Huynh Trưởng.

Còn Siêu Huynh Trưởng thì sắp sửa rời trường đi nhận đơn vị nên mặt ông nào ông nấy như cái bánh bao, đầy vẻ suy tư lo âu. Nhất là những ông chọn đơn vị tác chiến thì thư tình, di chúc viết tá lả phòng ngừa cho những trường hợp tệ nhất ! Còn đâu những tuần về phép, mặc đồ vàng, giầy láng bóng, dây biểu chương vắt vai, đưa em vào quán nước kể chuyện tình thơ !
Siêu Huynh Trưởng đi đứng phất phơ, chẳng buồn phạt ai !

Đại Huynh Trưởng thì như con diều đang lên, thả nút chặn khắp nẻo đường doanh trại khi chiều về, chận các khóa đàn em đang thả rong xuống Khu Gia Binh uống cà phê cà pháo để kiểm soát quân phục và quân phong hay để phạt chơi chơi vậy hà !

Phân biệt nhau là màu bảng tên trên áo và màu khăn Tiểu Đoàn.

Di chuyển trong doanh trại không được đi một mình. Phải nhập bọn hai người trở lên. Người đi trước có nhiệm vụ đếm nhịp và chào kính khóa đàn anh hay sĩ quan cơ hữu. Trên hai người thì phải có người đi ngoài hàng làm nhiệm vụ đó .

Tới Nhà Ăn.

- Đại Đội theo lệnh tôi ! Nón ?

Tất cả đồng thanh thét to :

- Xuống !

Cúi xuống cho đều, đặt nón sắt ngay trước mũi bàn chân mình. Cúi xuống không đều hả ?

- Nón ?

- Lên !

Cúi xuống, cúi xuống cho đều hả ?
Đứng lên, đứng lên cho đồng hả ?

Cũng vẫn là Cúi Xuống Đứng Lên chục bận. Huynh Trưởng cứ hành hạ. Huynh Trưởng biểu: Làm vậy ăn cơm ngon hơn!

- Một hàng dọc! Đằng trước! Bước!

Lên bậc tam cấp phải chào nhà hàng một cái, tỏ lòng cám ơn Nhà Bếp công khó lửa củi.

Công em chụm củi nấu khoai
Khơi thêm lửa bếp tro tàn bay xa
Mắt em ướt thấm vành mi
Vì tro tàn ấy hay là vắng anh ?

Một hàng dọc đi vào.

Im lặng tuyệt đối! Im lặng tuyệt đối!

Không hả ? Cả bọn lại lãnh đủ. Trở ra ngoài, mở hàng hít đất vào thế. Học tiếp bài Nạn Chung !

Nhiều dãy bàn dài, thức ăn dọn sẵn. Những băng ghế ngắn vừa đủ bốn người, đặt dưới gầm bàn.

Mọi người vào hết, vẫn còn hướng mặt về cuối phòng. Đứng đó! Thế nghiêm! Đợi!

- Đại Đội theo lệnh tôi! Tiếng thét của ông Huynh Trưởng như tiếng gầm sấm sét, ông nào cũng có buồng phổi to!

- Hàng bên trái làm chuẩn! 1,3,5,7 ! Hàng lẽ! Bên phải! Quay!

- Hàng chẳn! Bên trái! Quay!

Xẹt ! Xẹt ! Huynh Trưởng đã hóa phép cho đàn em đối diện nhau qua mâm thực phẩm. Đàn em sáng giờ đói bụng muốn xỉu. Bị chạy Một Hai Ba Bốn, bị bò lết, bị nhẩy xổm, bị nhảy dựng, bị vào thế tối tăm mặt mũi. Nay, trước mặt, món đồ xào lòng heo nức nở, món canh mướp ngọt lịm vô ngần, mùi tiêu sọ xay nhuyễn bức lên rụng mũi. Vậy mà ! Huynh Trưởng vẫn chơi cái tình vờ :

- Ghế chuẩn bị ?

- Ghế sẵn sàng !

- Ghế ?

- Ra !

Bốn chú đàn em mặt mày bơ phờ, thò ra mỗi người hai cánh tay, tổng cộng là 8 nhẹ nhàng khiêng cái băng ghế ra. Không một tiếng động nha ! Không một cái kẹt nha ! Mà một hàng ghế đó phải thẳng thớm nha ! Một cái rẹt của tiếng ghế hả ? Thì :

- Ghế chuẩn bị ?

- Ghế sẵn sàng !

- Ghế ?

- Vô !

Lại khởi sự từ đầu! Ghế ra rồi ghế vô theo cơn buồn vui của Huynh Trưởng. Hai trăm đàn em khốn khổ nín thở làm hài lòng Huynh Trưởng. Hai trăm đàn em và nhiều hơn nữa những đàn em đang tập tành đi vào kỷ luật của Quân Đội.

-Chân trái bước tới một bước ! Bước !

Hai trăm cái chân trái đồng loạt bước qua băng ghế. Không một tiếng động à nha ! Tiếng động hả ???

-Chân phải bước tới một bước ! Bước !

Vậy là hai chân đã lọt được vào giữa cái ghế và cái bàn có buổi cơm hấp dẫn đang mời mọc. Đừng đàn em nào quờ quạng làm rầm rầm ngheo! Phải trở lại từ đầu thì gõ hoài từ đây đến sáng cũng chưa hết chuyện ăn cơm!

- Ngồi ?

- Xuống !

- Đứng ?

- Lên !

Lại còn cái lấp lửng giễu cợt đứng lên ngồi xuống dăm ba lần, để chắc chắn đàn em phục tùng Huynh Trưởng, phục tùng kỷ luật nhà binh !

- Mời đàn em dùng cơm!

Hai trăm con người hớn hở đồng thanh hét to:

- Mời Huynh Trưởng dùng cơm !

Bữa cơm đầu! Bữa cơm trần ai!

Như nhiều bữa cơm đời, trệu trạo không trôi !

Gọi là tuần huấn nhục, chứ thật sự nó kéo dài gần cả tháng. Ngày nào cũng bị quần từ sáng sớm đến tối mịt. Có nhiều đàn em bị phạt ô vờ tham - over time- nữa, gọi là dã chiến. Huynh Trưởng suốt thời gian đó, chỉ thân ái tặng đàn em chữ : Phạt! Cho thân thể cường tráng hơn. Đàn em suốt thời gian đó, chỉ nghiền ngẫm mỗi một chữ : Chịu! Cho tinh thần nhẩn nhục hơn.
Hoét ! Hoét ! Hoét !

Tiếng tu huýt hoét lên õm tỏi, trời chưa sáng, sương còn e lệ chưa tan.

Huynh Trưởng đã hùng hổ rần rộ xông vào 4 phòng ngũ của 4 Trung Đội đánh thức đàn em dậy:

- Tập hợp! Tập hợp!

- Hoét Hoét ! Hoét Hoét !

Giấc ngũ không mộng mơ, giấc ngũ vùi vì mệt mỏi của ngày hôm qua hao tổn thể lực bị mấy cái họng oang oang của Huynh Trưởng dựng đầu dậy.

Đàn em hoảng hồn, đàn em mất vía, đàn em mắt nhắm mắt mở chạy ra tập hợp.

Cũng giọng thét vang uy quyền:

- Đại Đội! Theo lệnh tôi! Đằng trước chạy đều! Bước!

Cũng con đường trãi nhựa bao quanh Vũ Đình Trường, con đường chạy bộ tập thể dục buổi sáng của tất cả Sinh Viên Sĩ Quan Thủ Đức ngay từ ngày đầu tiên mới vô mãi cho đến ngày cuối cùng mãn khóa.

Con đường thật phẳng thật đẹp thật mát, con đường đó chỉ đến ngày mãn khóa mới trở thành con đường tình tự, đôi tình nhân tay nắm, bước bên nhau lần cuối giã từ.

Con đường mà thân quyến các Tân Chuẩn Úy trầm trồ khen ngợi, chứ không biết rằng bao nhiêu mồ hôi đã đổ xuống trong bao nhiêu tháng ngày để con đường láng bóng hơn. Còn thì, con đường đó là con đường sửa soạn cho thanh niên tuổi trẻ chập chững bước vào trách nhiệm, phụ gánh gồng Tổ Quốc cùng đàn anh.

Rầm Rập ! Rầm Rập !
Một Hai Ba Bốn !

Quân trường đổ mồ hôi.
Một !
Chiến trường bớt đổ máu
Cố lên! Cố lên!
Dù nhọc nhằn!
Đem mồ hôi pha máu hồng, viết thành sử xanh
Một Hai Ba Bốn ! Một Hai Ba Bốn !

Từng Đại Đội, từng Đại Đội tiếp nối nhau đếm nhịp chạy đều, giọng quân ca trầm hùng trong buổi sáng tinh mơ nghe vòng vọng như sóng thủy triều cuồn cuộn ngân nga.

Bao nhiêu con chim mê ngủ bổng giật mình thức giấc, kêu quát một tiếng ngạc nhiên rồi vỗ cánh bay mất.

Hai vòng Vũ Đình Trường đối với tuổi trẻ bây giờ dể dàng như giấc hiu hiu. Mồ hôi ra tí xíu !

Đoàn quân về lại sân Đại Đội.

Vẫn như thường lệ, Huynh Trưởng hướng dẫn không biết nói, chỉ biết hét:

- Đàn em đó!

Ngưng chút để thở :

- Đàn em có 30 phút làm vệ sinh cá nhân và ăn sáng. Tan hàng!

- Cố gắng!

Đàn em túa ra thật lẹ, cố gắng cho thật nhanh vì đàn em biết sau 30 phút tự do phù du nầy, thì Cơn Bão Sẽ Đến.

Cơn bão đến, cơn bão thịnh nộ dử dằn!

Cơn bão quát:

-Nghiêm!

Âm " iêm" vang vọng xa xa.....treo trong không khí, lọt vào lổ nhĩ, đàn em cứng mình ưởn ngực không dám phì phò thở.

-Ông nầy nghe ông !

Âm "ông" kéo dài gần bằng âm "iêm", đàn em mất vía, đàn em muốn nhắm mắt lại để đừng thấy tai họa giáng xuống đầu mình.

-Ông bước ra đây, trình diện Huynh Trưởng coi!

-Tân Khóa Sinh Tám Mõ Lết, số quân 123456 trình diện Huynh Trưởng. Chờ lệnh !

-Ông trình diện nhỏ quá ông! Ông đang ngâm thơ hả ? Ông lại trình diện gốc bã đậu 20 lần coi ông! Ông hét cho lá đổ coi ông!

Năm, sáu đàn em đang xúm quanh cây bã đậu trợn mắt hét to, mong cho lá đổ.

Lá bã đậu xanh mun, cuối xuống nhìn đàn em, ái ngại !

- Huynh Trưởng kêu đứng nghiêm, mà ông nhúc nhích hả ông ? Trùm poncho đi ông !

Đàn em ba lô, nón sắt, trùm nguyên cái poncho, vác súng leo lên mô đất cao, cùng với năm bảy ông đứng sẳn, tay bắt súng chào, làm tượng đá chơi vơi giữa trời trưa chiếu nóng.

Anh một đời đứng nghiêm
Canh em giấc ngũ
Anh một đời yên lặng
Ngắm mi em cong

Anh một đời lở dở
Nhìn bước em đi
Anh còn ở lại
Tượng đời bơ vơ.

-Ông hít đất kiểu gì kỳ vậy ông ? Đàn em ma giáo hả ? Đàn em đưa súng lên trời, chạy 20 vòng sân Đại Đội: Tui không ma giáo nữa đi ông!

Đàn em tham gia vào bảy, tám ông đang sòng sọc hai tay cầm khẩu súng đưa lên khỏi đầu, chạy vòng vòng sân Đại Đội : Tui không ma giáo nữa ! Tui không ma giáo nữa !

-Đàn em biết chào tay không ông ? Chào như Huynh Trưởng nè!

Người đứng thẳng, ngực ưởn ra, bụng thót lại. Tay phải duỗi thẳng về bên phải, tạo góc 90 độ ở nách. Gấp khúc tay từ khuỷu đến bàn vào ngay đuôi chân mày, ngón cái xếp lại, bốn ngón kia thẳng ra.

- Sao mu đàn em cong quá vậy ông ? Đàn em là thục nữ hả ? Đàn em lại đập tay vô cây bã đậu cho nó thẳng ra đi ông : Tui không phải là thục nữ đi ông!

Thân cây bã đậu nhiều mục gai lổm chổm, nhưng với thời gian, một khoảng bóng loáng hiện ra, không một mục gai nào mọc lên nổi. Ít nhất những khóa đàn anh đã dọn dẹp được giùm một số nhăn nhó của cuộc đời.

-Bốp ! Tui không phải là thục nữ !

-Bẹp ! Tui không phải là thục nữ !

-Thụt ! Tui thì yêu thục nữ !

-Đàn em hổng biết đếm hả ông ? Đàn em cầm que diêm này đo hết sân Đại Đội cho Huynh Trưởng coi, coi ông!

Đàn em nhập bọn với bảy tám ông khác đang lết lết trên sân cát, tẩn mẩn đo sân Đại Đội bằng que diêm quẹt.

-Tân Khóa Sinh Lê Dử Dội, số quân....trình diện Huynh Trưởng. Xin nói !

-Nói đi ông !

-Thưa Huynh Trưởng, đàn em đo được mười ngàn lẻ sáu que diêm.

-Đàn em đo quờ quạng! Hồi đó Huynh Trưởng đo, đâu phải mười ngàn lẻ sáu đâu ông ? Đo lại đi ông!


Thiệt tình ! Đến bây giờ, tui cũng vẫn còn tin là mười ngàn lẻ sáu, nhưng ai biết được ai đo thật ai đo vờ !

Vậy thì trên sân cát Đại Đội, cảnh tượng thật um xùm kẻ khóc người la, kẻ phân trần với gốc bã đậu về giới tính của mình, người chạy vòng quanh hứa hẹn, ông thì trầm ngâm đứng lặng giữa trời, còn đa số là đang đứng nghiêm chết lặng đợi mở hàng học bài Chịu Chung.

Có nhiều lần bị quần thê thảm, tui liếc con mắt lén nhìn Huynh Trưởng: "Tao nhớ mặt mầy rồi! Mai mốt gặp ở đâu, tao quánh mầy thấy tía ở đó!". Như đến phiên tui được chọn làm Huynh Trưởng hướng dẫn khóa đàn em, tui cũng thấy nhiều cái liếc mắt hăm dọa như thế!

Nhưng,

Huynh Trưởng vẫn uy nghi đứng đó, thẳng người hai tay thả dọc bên hông, bàn tay nắm lại, hai ngón cái duỗi ra theo đường chỉ ống quần.

Nón nhựa Huynh Trưởng sáng bóng, khoảng cách từ chóp mũi đến vành nón là 3 ngón tay trỏ, giửa và áp út khép lại, nên mặt Huynh Trưởng phải kênh lên để thấy đường, tạo ra dáng phong nghiêm chi lạ.

Huynh Trưởng vẫn gầm lên :

-Đại Đội theo lệnh tôi! Nghiêm!

Huynh Trưởng muốn quê hương và đất nước chỉnh tề theo thế Nghiêm cùng Huynh Trưởng.

Nhưng rủi thay.....!!!

Huynh Trưởng hôm nay kẻ mất người còn.

Huynh Trưởng đi vào lòng đất mẹ như bài tập quân hành ngày xưa.

Huynh Trưởng chạy xong con đường Vũ Đình Trường đầy bóng mát lẫn khổ đau bằng những bước nhiệt thành của tuổi trẻ.

Mờ trong bóng chiều
Một đoàn quân thấp thoáng !

Huynh Trưởng còn ở lại, Huynh Trưởng bùi ngùi !


Trần T Kiệt.



Đăng bài - 635 lần đọc - Nhận xét về bài viết (4)

ngothang52 - Năm 15, 2008
Sieu Huynh Trương của toi là ong Thao Trạn khoa 7/73 Toi cam thù Huynh Trương nhieu lam,Huynh Trương Khan tim ,Toi cung Khan Tim ,Toi khoa 2/74 Huynh trương hanh ha toi nhieu lam.Toi van nho day nhé


Thao Tran - Năm 15, 2008
Cam on Huynh trương Kiet, da viet lai "mot thoi de yeu va mot thoi de nho" co le nhung ky niem ve Thu Duc se khong bao gio quen dươc. Nó sẽ đi theo tôi trong suốt đợi
Thao Tran
SVSQ/TB/TX 7/73


Ngày Xưa Thủ Đức - Năm 15, 2008
Vừa đọc, vừa cười, vừa... chảy nước mắt.
Những ngày xưa trở về, dễ thương quá, các Huynh Trưởng ơi, các Đàn Em ơi!


thien chương - Năm 15, 2008
Một thời để nhớ ,để thương. Tui còn nhớ tuần huấn nhục hải quân "Xô chổi muôn năm " mong các binh chủng bạn cùng kể lại nhũng tuần huấn nhục thân thương.



Tên bạn:

Nội dung:


Xin điền chữ-số bạn thấy ở hình trên vào đây (để ý chữ hoa và chữ thường)



<<<<<< BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ ĐỌC CÁC BÀI KHÁC >>>>>>
Tra

De nho nhung ngay o quan truongQuân Trường Thủ Đức, Tuần Huấn Nhục.

Thursday, May 15, 2008

ANH ĐÃ CÓ MỘT MÙA XUÂN TRƯỚC LÚC RA ĐI ( KINGBEEMAN )

Thủa nhỏ Phương được gia đình cho theo học trường tiểu học LES LAURIE’RS trường này lúc bấy giờ tọa lạc tại Đường Mạc Đĩnh Chi gần Đa Kao , Gia Đình Nôi Ngoại hai bên đều thuộc tầng lớp trung lưu và cả hai bên có truyền thống là những cấp Chi huy trong quân Độị Vì vậy Phương cũng được gíao dục một cách khắt khe và kỷ luật.Ngay chính Mẹ Phương cũng đã được rèn luyện theo thói quen như vậỵ
Tiếng trống tan học vừa vang lên Phương vội vã thu dọn sách vở cho vào cặp, và hấp tấp chạy bay ra cổng trường, vì Mẹ luôn đón Phương trước cổng mà giờ tan học là lúc nắng gắt nhất, Như một cái máy Phương chay đến ôm mẹ và leo lên yên sau . Hàng ngày Mẹ Phương đã thay mặt Cha từ Gia Định đưa dón Phương vì Oâng bị một chứng bịnh trầm kha , mất sức khỏe không đi lại được …Cuối năm Tiểu Học cha Phương mất…Gia đình bị hụt hẫng, mặc dù Cha Phương đã từ lâu không làm gì được cho Gia đình , nhưng có ông mọi việc hầu như trôi chảy, Phương là con một do đó lại được chú ý và rèn luyện kỹ lưỡng hơn.
Sau khi rời ghế Tiểu Học , Phương thi vào Trường PETRUS TRƯƠNG VĨNH KÝ năm 1962 ( sau là trường PETRUSKÝ ) Phương đậu cũng tương đối khá, Và Mẹ Phương phải dời nhà từ Gia Định về bên ngoại Cư Xá Lữ Gia để Phương đi học cho gần , Từ năm Đệ thất Phương theo Sinh ngữ chính là Tiếng PHÁP vì ở bậc Tiểu học Phương học Trường Pháp.
Đến năm 1963 năm Phương học đệ Lục , Năm này có nhiều BIẾN CỐ CHÍNH TRỊ đã thay đổi bộ mặt chính quyền VIỆT NAM CỘNG HOÀ , và từ những thay đổi này ngay chính Gia Đình nội ngoại Phương cũng đã thay đổi theo , vì như đã nói ở trên cả hai bên Gia Đình Nội ngoại phương đều theo Binh Nghiệp và họ toàn lã những cấp lãng đạo trong quân độịNăm này sau khi Đảo Chánh Tổng Thống NGÔ ĐÌNH DIỆM ngày 01 tháng 11 năm 1963 , Tất cả những Quân Nhân thuộc hàng ngũ Lãng Đạo nếu ai theo Đảng CẦN LAO đều bị loại trừ cho ra khỏi Quân Đội và ai không theo đều được thăng cấp, Gia Đình Phương cũng đã thuộc hai diện này , một số Chú và Cậu Phương bị loại khỏi Quân Đội… Và một số lại được thăng tiến, lúc bấy giờ Cậu Năm của Phương là Oâng N.Q.T ,( Oâng là Anh Em cô cậu với Mẹ Phương) Oâng Tốt nghiệp Khóa 4 Trường Bộ Binh Thủ Đức và được Bổ Nhiệm Binh Chủng Nhẩy Dù Oâng Mang cấp Bậc Trung Uùy 9 năm trời đến năm đó Oâng bắt đầu Sự nghiệp Mình trong Quân độị Ngược lại Cậu Bảy NGÔ NGỌC RIM lúc đó là Trung úy Công Binh Oâng dính líu đến đảng cần lao và bị khai trừ ra khỏi Quân độịBên Nội có Chú Tư NGUYỄN PHÚ HỮU cũng được thăng tiến từ dạo đó .
Sau biến cố 1/11 Chính Phủ Hoa Kỳ đã tham gia cuộc chiến ở Việt nam và từ đó Chiến tranh Việt nam bước qua một bước ngoặc khá lớn . MỸ HóA CHIẾN TRANH , và các Quân Đội Đồng minh ồ ạt vào Miền Nam Việt Nam để tham gia cuộc chiến. Và đáng kể nhất là tình hình kinh tế Miền Nam Việt nam lúc bấy giờ rất phức tạp và bát nháo, Hàng hóa Quân đồng Minh cùng lũ lượt tràn vào Việt nam. Khắp nơi Chợ trời nổi lên … Khu vực Nguyễn Thông chợ trời xuất hiện sớm nhất , những đồng bào Di Cư năm 1954 ở chung quanh Nhà Thờ DÒNG CHÚA CỨU THẾ , đầu chit khăn vuông đen tay cắp rổ và trong rổ toàn là những đồ hộp chạy bán dạo dọc theo đường Nguyễn Thông. Cũng năm này Tại HỘI VIỆT Mỹ Phương lấy bằng lớp 12 Anh Ngữ là bằng PRO FICIENCY, va sau khi hoàn tất khóa học Anh Ngữ là 4 năm lớp 16 của Hội việt Mỹ Phương lấy bằng REDUETION MARK , THÒI GIAN NÀY Phương gần thi Tú Tài 2.
Nhắc lại sau biến cố 1/11/1963 , Phương được Gia Đình quan tâm hơn nữa , mỗi tình huống của Phương đều đả được các Cậu và Chú lên kế hoạch, Phương học không được xuất sắc lắm nhưng nhờ có sự theo dõi của các Cậu Phương mới nắm được căn bản vững vàng , duy chi có một môn mà Phương khá đó là Sinh Ngữ , phải nói là Phương có năng khiếu về môn này, Zen này có lẽ là Phương đã được thụ hưởng từ bên ngoạị Thời gian Trung Học Phương được Mẹ mua cho chiếc MOBILET xanh ,thời ấy xe này cũng thuộc vào hạng Hách – xì – xằng lắm, và vì thế mà Phương học Hội Việt Mỹ được thanh công.
Khi Phương bước vào Trung Học Đệ Nhị cấp Phương theo Ban A ( Sinh Vật ) , Phương lấy bằng Tú Tài 1 rồi tiếp tục lấy bằng Tú Tài Đôi cũng năm này Phương hoàn tất học Anh ngữ. ( Thời gian này cuối thập niên 60s cuộc chiến đã đi đến đỉnh điểm )
Buổi sáng một ngày tháng 7 năm 1969 Phương rời nhà thật sớm , Anh biết là ngày hôm nay sẽ có kết qủa KỲ THI TÚ TÀI ĐÔỊ Đến nơi thì đã có rất nhiều người chen chúc xem niêm yết kết qủa kỳ thi Tú tài đôi , Phải vất vả dữ lắm Phương mới lọt được vào trong để được dò tìm tên của Mình. Cuối cùng Phương đả tìm thấy …Không cao lắm nhưng Phương đã lấy được bằng Tú tài Đôi… Phương không vội vã về nhà khoe với Mẹ mà chạy thắng đến nhà cậu Năm N.Q.T…( Oâng thương Phương nhất throng số con cháu ông có }
Phương đã hỏi ý kiến… Thưa cậu Năm con đã có được bằng Tú Tài đôi rồi và con biết trình độ của con không được khà lắm để tiếp tục học lên Đại học vậy Cậu Năm có thể cho con biết ý kiến của Cậu Năm là con sẽ phải làm gì sau này…Câu Năm N.Q.T nhìn Phương rồi mỉm cười , Oâng đã biếy ý của Phương muốn gì rồi , vì đã từ lâu Phương đã có nguyện vọng là muốn trở thành một Sĩ quan Tác Chiến Trong quân đội , Phương đã có hoài bão này ngay từ năm học Đệ Lục tức là năm Thay đổi Chính Phủ NGÔ ĐÌNH DIỆM , nhưng thay đổi và sáo trộn chính trị trong xã hội , trong quân đội và ngay trong gia đình nội ngoại của Phương đã làm cho Phương khẳng định được tư tưởng của mình. Phương nhất quyết mình sẽ trở thành một Sĩ Quan chỉ huy ưu tú , và ngay trong tư tửơng mình Phương cũng đã nhận định và phân biệt như thế nào là chính nghĩa… Những điều này Phương đã hiểu được trong môn CÔNG DÂN ĐỨC DỤC nhưng năm đệ thất đệ lục, Trong môn này có dạy rõ, Thế nào là một công dân , thế nào là mộ xã hội QUÂN CHỦ LẬP HIẾN – XÃ HỘI DÂN CHỦ LẬP HIẾN - TƯ BẢN VÀ XÃ HỘI CỘNG SẢN. Và Phương lúc đó đã hiểu Công Sản là chủ nghĩa Ngoại laịTừ đó Phương đã định rõ cho mình một tư tưởng mà mình phải theo , và vì thế Cậu Năm N.Q.T mới nói…Nếu con muốn thì thi vào TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA ĐÀ LẠT đi và nhớ là chọn BINH CHỦNG DÙ nhé và sắp tới đang có tuyển mộ khoá 27 Trường VBQGVN đó .
Phương vui vẻ về báo tin cho Mẹ là Phương đã thi đậu Tú Tài Đôi rồi sau đó Phương đi tìm hiểu và nộp đơn xin thi gia nhập vào trường VBQGVN khóa 27. Và cũng chẳng bao lâu Phương nhận được giấy báo tin là Phương đã thành công trong kỳ sát hạch gia nhập vào TRƯỜNG.VBQGVN khoá 27, mà thật là không may cho Phương và cũng là một sự chuyển hướng bất ngò trong cuộc đời Phương…Ngay chính Mẹ Phương là người nhận giấy báo tin Phương đã được chính thức gia nhập vào T.VBQGVN khóa 27. Mẹ Phương đã nổi giận vì Phương là con một trong gia đình , và Phương được hoãn dịch vì lỳ do Gia Cảnh, Mẹ Phương khóc rất nhiếu bà không muốn Phương đi vào vòng nguy hiểm…Một lần nữa Phương lại phải nhờ đến quân Sư , Phương lại nhờ Cậu Năm nói giúp , nghe theo lời Anh , Mẹ Phương miễn cưỡng cho Phương gia nhập quân đội nhưng là phải vào Quân Chủng Không Quân, trong lúc đó Không Quân cũng đang tuyển mộ Sĩ quan Phi Hành và Phương đã gia nhập Không Quân năm 1970 , Tuần lễ đầu tiên Phương được tập trung tại khu nhà MA để nhận quân trang sau đó ra Nha Trang học Quân Sự , Hai tuần lễ đầu là nhưng ngày gian khổ vì Phải bị HUẤN NHỤC , Là một thanh niên được nuông chiều và chưa biết gì về Quân Đội nhất là thời gian ĐẦU HUẤN NHỤC Phương không chịu nổi, đã diện về Cậu Năm N.Q.T đòi trở về Trường VBQGVN vì thời gian tập trung vào trường là 2 tháng sau khi nhận giấy báo , và đến thời điểm đó chưa đến ngày vào Trương VB.
Vài ngày sau đó Phương trong số 8 Sinh viên SQKQ nhận lệnh trở về BTL.KQ và được gời sang Trường Bộ Binh THỦ ĐỨC học quân sự, sau 9 tuần lễ trong quân trường Thủ Đức tháng 6 năm 1970 Phương cùng 7 bạn trở về trình diện BTL.KQ với cấp Bậc Sĩ Quan đầu tiên.Chuẩn Uùy Nguyễn Hùng Phương được sắp xếp học Sinh ngữ chờ Tài Khóa để đươc đi Du học Hoa Kỳ. Phương rất giỏi về Sinh Ngữ nhất là Phương đã học đủ 16 lớp và đã nhận bằng Reduetion mark , nhưng thời gian chờ tài khóa còn dài Phương tự đánh hỏng bài thi của mình vì bằng ECL trong Quân đội không có giá trị lậu , Phương phải canh đúng lúc có tài khóa Phương mới lấy bằng cấp này…
Sau khi qua Hoa Kỳ học bay, cũng phải qua một kỳ sát hạch sinh ngữ sau đó Phưong được học Địa huấn ( về khái quát máy móc và phi Cụ ) rồi qua Phi Huấn T.28 được một tuần vì bất đồng với Thầy dạy Bay , Phương bị loại , rất may là bắt đầu có khóa Sĩ quan kỹ thuật, Phương được chuyển qua học TRUYỀN TIN ĐIỆN TỬ . Sau khi mãn khóa học 6 tháng Kỹ thuật Phương và các bạn cùng khóa được đưa đến WASHINGTON được giới thiệu Danh lam thắng cảnh sau 2 tuần lể cả khóa được đưa đến trình diện Đại Sứ Việt Nam để chào từ biệt về nước.
Tháng 10 năm 1972 Phương về Nước và Trình diện Đại tá CAO THÔNG MINH tại BTL.KQ VÀ ĐƯỢC CJHUYỂN RA CĂN CỨ 92 Chiến thuật Pleku , Phương phục vụ tại Bộ Tư Lệng quân Đoàn 2 Nơi đậy Phương có người Chú ruột là Đại Tá NGUYỄN PHÚ HỮU tỉnh trưởng Tỉnh Pleku , đến tháng 6 năm 1973 Phương làm đơn xin thuyên chuyển về Quân Đoàn 3 và được Đại tá ƯỚC chấp thuận cho về Biên Hoà Phục vụ tại BTL.QĐ3 làm việc tại đây được đúng 1 năm Tháng 6 năm 1974 Phương lại tiếp tục được thuyên chuyển về Cần Thơ Phục vụ tại BTL.QĐ4 nới đây có Cậu Năm N.Q.T là Tư Lệnh Quân Đoàn 4 . Nhưng khi Phương vừa về Cần Thơ Thì Cậu năm lại ra Làm Tư Lệnh Quân Đoàn 1. Tại Cần Thơ Phương Phục vụ cho đến ngày ĐỨT PHIM.
Kể tư ngày đó cuộc đời Phương bắt đầu thay đổi , Anh bị hụt hẫng , bị chới với, bị hoang mang …Trong một xã hội hoàn toà mới lạ , thật sự là Phương không bao giờ nghĩ đến , có một xã hội như vậỵ Một xã hội hoàn toàn là những kẻ dốt nát không hiểu biết gì văn minh , chữ nghĩa thì không nhiều, ấy vậy mà họ thuyết giảng đạo lý cứ thao thao bất tuyệt , cứ như một đứa trẻ 5 tuổi thuộc lòng những bài ca dao mà không hề biết lấy một chữ. Họ tôn thờ chủ nghĩa như một thứ tốn giáo khác lạ…
Rồi Phương được quăng vào tù và họ sơn phết cho một cái tên hoa mỹ (ĐI HỌC TẬP ) Nơi đó Phương được học những gi…Phải nói là rất nhiều , nào là cuốc đất , phá rừng lập rẫy , đào kinh , học cái học thuyết mà Phương đã từng cho là ngoại lai , rồi học tố giác lẫn nhau…Điều đau khổ nhất đối với Phương là các bậc Đàn Anh Niên trưởng mà Phương đã từng xem như thần tượng đã không chịu nổi sự cám giỗ bởi những lời hứa hẹn và những củ khoai nho nhoi họ đã tự bán mình cho qủy giữ , họ rình mò tố giác , chỉ choọc Anh em.Phương được ra Tù sau 2 năm rưỡi , Anh trở về và lập gia đình với nàng CHÂU NGỌC ANH người Yêu năm xưa lúc Phương còn tại ngũ ở Biên Hoà . Một cuộc đời mới Phương bắt đầu học lại nghề điện tử sửa chữa TV nhưng cũng chẳng làm được gì cũng chỉ đi làm công .Thời gian này Phương gặp một người bạn trườc kia là một Hạ Sĩ Quan Không Quân thuộc Phi Đoàn 219 Anh MM , Phương chơi với Anh ta vì anh ta cùng Quân Chủng , và Phương cũng chỉ nghĩ Anh Bạn này ĐƠN ĐIỆU như tất cay các Anh Hạ Sĩ Quan KQ khác mà thôi, Phương cũng có một người bạn tên là KHÁNH Anh này cũng là HSQ.KQ ,và THỌ là Em gái của Khánh , Thọ có một người Bạn là Thiếu tá KQ NGUYỄN QÚY AN , Oâng đã bị thương tại Bù Đớp và mất đi đôi tay . Phương gặp được Th/T AN một lần đi chùa ở Bình Dương với gia đình Khánh,ø Phương được nghe những HUYỀN THOẠI về PĐ 219 do Th/T AN kể lại cùng với tai Nạn mà Th/T An bị mất đi đôi tay, Phương kinh phục Th/T An vô cùng , Phương nhìn Th/T An qua lý Tưởng của mình, và Th/T An cũng là Thần Tượng của Phương , Phương hỏi MM về Th/T AN thì được biết MM rất thân với Th/T An , và cũng được MM kể về Th/T An rất nhiều, không những vậy MM lại là người có trí nhớ rât tài tình , và sau này MM đã viết hồi Ký về Phi Đoàn 219 đã được đăng trên báo ở ÚC, CANADA , và ở MỸ bài viết này cũng được Anh ĐẶNG VĂN ÂU cho in throng phần cuối của quyển KQ NGOẠI TRUYỆN , Phương lúc đó mới thấy thích Anh bạn KQ này , từ MM Phương gặp được nhiều Anh Em KQ có Tâm huyết như Anh và Phương mới thấy các Anh Em KQ không đơn điệu như Phương đã từng nghĩ , Nhưng rồi Phương vẫn có một cái mặc cảm Các Anh Em SQ.KQ xem Anh đơn điệu như Phương đã từng nghĩ về các anh Em HSQ.KQ khác .
Năm tháng trôi qua , Người Mỷ mở Chương trình Humman , mà người ta hay quen gọi là Chương trình H.O , cho tất cay nhưng Quân Nhân trong QLVNCH đã đi Tập trung cải tạo trên 3 năm.Anh bị từ chối đi H.O vì học tập không đủ năm , mặc dù Anh cũng đã được đi Tu Nghiệp Hoa Kỳ…Thất bại H.O người bạn MM đã hướng dẫn Anh đi bán tập bút học sinh ( Văn Phòng Phẩn ) Anh đã đi bán dạo khắp phố phường Saigon.
Cho đến một ngày ĐỊNH MỆNH đã khắc nghiệt bắt Anh phải chịu , đến tháng 7 năm 2005 Phương bị đau bụng quằn quại phải đi cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy , nơi đây các Y bác Sĩ đã phát hiện ra Anh bị Siêu Vi B rồi sơ Gan và cuối cùng tìm ra Anh bị Ung thư Gan đang ở thời kỳ cuối, Phương bàng hoàng trước căn bệnh quái ác này, Anh thật sự sợ hãi khi biết mình sắp chết, mọi thứ như rối bời trong Anh. Căn bệnh càng lúc càng bộc phát mạnh hơn .Cho đến cuối tháng 10/2005 Anh bị xuất huyết bao tử phải Cấp cứu tại Bênh viện NGUYỄN TRI PHƯƠNG . Anh biết mình không thể qua nổi, Phương đã nhờ MM thực hiện hoài bão và lý tưởng của mình , Anh muốn tìm kích thước và tỷ lệ lá cờ TỔ QUỐC màØ Anh luôn tôn thờ , Anh đã được MM cho tỷ lệ lá cờ . Vợ Phương Chị NGỌC ANH ngày đêm túc trực bên giường bệnh săn sóc cho Anh , chị rảnh giờ nào lập tức thực hiện ước muốn của Anh Chị đã hoàn tất may lá cờ đem vào bênh viện , và chị phải đợi đến nửa đêm dìu Anh vào nhà vệ sinh và mở cho Anh xem lá cờ mà bao lâu nay Phương hằng mơ ước được trông thấy.Anh còn toại nguyện hơn nữa khi MM thấy Phương phải truyền dịch hàng ngày , mà mỗi chai Huyết tương nhận tạo chỉ to bằng quả chanh lài tốn hết cảø triệu đồng , rồi tiền thuốc men và viện phi , như vậy mỗi ngày phải mất cả triệu rưỡi làm sao gia đình Phương chịu nổịNgười bạn này đã điện khẩn S.O.S qua Thư điện tử muốn nhờ các anh KHÔNG QUÂN hải ngoại cứu giúp .
Tinh Dong doi
KINH THUA CAC ANH
M M xin bao den cac Anh mot viec mong cac Anh quan tam nhat la xin vui long bao den cac Anh SVSQ.KQ khoa 70A
Tai VN hien nay Cuu Thieu Uy NGUYỄN HÚNG PHƯƠNG ( NGUYEN HUNG PHUONG ) la SVSQ.KQ khoa 70A Anh duoc cu di hoc bay Hoa ky nam 1971 gan ngay solo T28 Anh bi danh rot va dua qua hoc TRUYEN TIN DIEN TU , la mot Si Quan ky thuat Anh ve Pleku lam viec tai Doan truyen tin , Sau ngay dut phim nam 1975 Anh hoc Tap gan 3 nam nen khong du quy dinh de duoc di HO anh quay qua nghe buon ban VAN PHONG PHAM dao khap pho phuong, moi day anh bi mot con bao benh.
PHUONG bi viem gan Sieu vi B sau khi xet ngiem phat hien ra anh bi them benh SO GAN sau do benh vien Sieu am lai cho chac va biet them anh bi rat nhieu khoi U ac tinh trong gan . BS da cho Anh ve nha de cho ngay ra di gap lai nhung dong doi da di truoc anh. Moi day Anh bi dau quan quai va phai dua tro lai benh vien do Anh bi xuat huyet Bao tu , Nhieu thang nay Gia Dinh Vo con anh ton kha nhieu tien de chua chay cho anh . Nhung Anh mot NGUYEN VONG CUOI CUNG TRONG DOI CUA MOT SQ KHONG QUAN la duoc CAM CU suc khoe de duoc ra di sau TET Nguyen Dan la vi anh muon chinh nguoi Vo DAU AP TAY GOI cua Anh theu cho anh mot la co TO QUOC de duoc dat tren nguc truoc luc ra dị Lam duoc dieu nay cung phai ton them tien thuoc men de cam cu keo dai su song , ma GD Anh cung co gang het suc roi, MM cung dang huy dong anh Em VN nhung ho cung qua kho khan chang duoc la bao , nay M M mong cac anh quan tam den dieu nay giup do cho Anh NGUYEN HUNG PHUONG duoc toai nguyen hoai bao cua minh.
Dia chi lien lac :
NGUYEN HUNG PHUONG 32 Duong LU GIA
Phuong 15 quan 11 . TP. HCM
DIEN THOAI nha : 8653666
DT Cell Phone : 0909 308060
Hoac lien lac voi M M
M M se chup hinh goi qua cac anh sau khi PHUONG ra dị
M M
Ngay buổi sáng khi MM gởi tin đi thì lập tức buổi Chiều có Anh TRẦN VĂN NGỌC pilot PĐ213 & 241 gởi ngay cho Phương 200USD số tiền của buổi HỌP MẶT TRỰC THĂNG MIỀN TÂY còn dư lại van có đôi lời nhắn nhủ .
MM than men,
MM oi,

La nguoi quan nhan Khong Quan, chung ta du bat cu o phuong troi nao deu co gang de "DAU CANH NAM". Chung ta bang hoang voi nhung bat hanh cua Dong Doi; ban khoan, thon thuc voi nhung suy tram cua Que Huong; tom lai chung ta deu san sang gop suc de gin giu tinh nguoi trong Quan Chung. Hom truoc khi roi Viet Nam toi co de lai mot so tien nho co em toi giu de trao lai cac anh hau to chuc buoi "HOP MAT TAT NIEN HANG NAM". Neu cac anh dong y hoan hoac huy bo buoi hop mat nay thi chung ta co the dung so tien nay de giup nguoi ban chung ta nuoi uoc nguyen.
Trong khi do ben nay toi se co gang quyen gop trong kha nang, de buoi " HOP MAT TAT NIEN HANG NAM" khong bi gian doan. Chung ta se co gang duy tri buoi " HOP MAT TAT NIEN HANG NAM" de tro thanh truyen thong cho den khi nguoi Khong Quan cuoi cung noi voi doi loi Vinh Biet. Du sao day chi la mot uoc nguyen. MM vui long cho toi biet la tai khoan can thiet de giup toi thu xep.Moi su bay gio chi la niem mo uoc, chung ta cung nhau co gang de gin giu bau troi thuong yeu ngay naọ
Hay tra loi gap cho toi de minh tinh toan cho kip thoi; dong thoi cung giup cho co em toi sua soan san sang.
Than men,
Tran Van Ngoc
Sau lá thư của Anh Trần Văn Ngọc tiếp đến là những lá thư của các Hội Aùi Hữu KQ gởi về gíup đỡ KQ Nguyễn Hùng Phương.
Than kinh goi quy Chien huu
Toi that su xuc dong truoc tin Bi Hùng naỵ Ba xa toi da ung ho ngay $50 do, toi de nghi Hoi AHKQ St Louis (dang ban to chuc Dem KG9 vao ngay 5/11 toi day va ngheo von) trich 50 do trong so quy it oi de goi ngay cho KQ Hùng Phuong. Nhien hau se tinh sau khi hoan tat Dem KG9.
Than kinh chuyen den quy NT va Chien huu Kqde tuy nghi
Than kinh
voy
Sau đó Cựu Phi Đoàn Trưởng Phi đoàn 118 VÕ Ý đã đưa lời kêu gọi giúp đỡ KQ Nguyễn Hùng Phương lên trang WEB của Bạn Già Không Quân ( BGKQ.NET ) ngày 03 tháng 11 năm 2005 , và các Anh SVSQ.KQ Khoá 70A cũng đã đưa tin này lên CÁNH THÉP , có một số Anh Em khóa 70A đã không nhớ ra được SVSQ.KQ Khóa 70A Nguyễn Hùng Phương .
Phương nói đúng rồi làm sao họ nhớ ra được khi Tôi chỉ Huấn nhục tại Quân Trường Nha Trang không quá 2 tuần lễ sau đó được gởi qua Thủ đức học quân sự ….
MỘT NGƯỜI BẠN NĂM XƯA
Câu chuyện bắt đầu bằng một e-mail của một KingBee:
[Tại Việt nam hiện nay, cựu Thiếu uý Nguyễn Hùng Phương,SVSQ khóa 70A, du học Hoa Kỳ vào năm 1971 để trở thành hoa tiêu, nhung gần ngày solo T-28 thì bị loại.Anh Phương được chuyển đi học một khóa sĩ quan truyền tin điện tử. Sau khi tốt nghiệp, Anh về phục vụ tại Đoàn truyền tin căn cứ Plekụ
Anh đi tù sau 1975 nhưng chỉ gần 3 năm nên không được theo diện HO để sang Hoa Kỳ tỵ nạn. Tại Việt Nam, Anh sống với nghề buôn bán Văn phòng phẩm theo kiểu bán hàng rong.
Gần đây,Anh phải vào Bệnh viện,và sau khi xét nghiệm được biết Anh đã bị Siêu vi loại B từ lâu lắm rồi ( theo lời Bác sĩ có thể 40 năm rồi ), nhưng nay mới phát ra hành hạ anh ( từ tháng 4-2005).Vì thế nay Anh có nhiều khối u ác tính trong gan. Không còn cứu chữa được nữa nên Bác sĩ cho anh về nhà.Mới đây, vì quá đau, nên trở lại Bệnh viện khi Anh xuất huyết bao tử. Theo lời của Kingbee thì anh chỉ muốn cầm cự để chờ cho chị Phương thêu cho Anh một lá cờ “ Tổ Quốc” để đặt trên ngực trước lúc ra đị Vì thế dù gia đình đã chi tiêu cho anh hết tất cả những gì họ có rồi cũng không còn đâu để giúp Anh kéo dài sự sống thêm một thời gian nữa, sống mà ít đau đớn hơn…do đó, KingBee kêu gọi lòng thương cảm của mọi người Anh em KQ chúng ta, mỗi người một ít, gíup cho anh Phương được toại nguyện. Các anh Em còn lại bên nhà chẳng ai dư dả nên KingBee, đành liều mạng kêu gọi đến các Anh ở nước ngoàị
Sau đây load địa chỉ của Anh Nguyễn Hùng Phương: 32 đường Lữ Gia Phường 15 Quận 11,TP.HCM ĐT Nhà : 8653666 ĐT tay : 0909 308060
Từ bản tin này,KQ Võ Ý đã xuất quỹ của Hội Aùi Hữu St Louis gởi về cho KingBee $50.00, là hành động nhanh chóng thiết thực đầu tiên mà bgkq.net được biết. Tin này đã gởi lại về VN để có thêm một số tin tức và hình ảnh cụ thể như sau :
[Sáng ngày 2-11-2005, một số Anh Em đã đến Bệnh viện chợ rẫy thăm Anh bạn của chúng tạ Bụng của anh Phương nay đã sưng tọ Cục bướu ước lượng chừng 2.5cm ở gan. Chân anh bị phù. Tròng trắng của mắt màu vàng. Lúc đến thăm thì bênh viện chuẩn bị rút nước trong bụng rạ Khi được biết anh Em ngoài nước gởi lời thăm hỏi thì anh Phương súc động rơi lệ. Anh Phương nói việc này ( phóng tin ra ngoài) là do KingBee nó tự ý làm, chứ riêng Anh thì không dám làm phiền Anh em. Chi phí cho việc điều trị rất cao ( trên một triệu đồng VN một ngày, chưa kể bênh viện phí vá các thư linh tinh khác). Tiện đây có chụp được mấy toa thuốc để xem ở nước ngoài có thể gíup gì được không. Anh Phương cũng được biết bây giờ các bạn KQ chúng ta trong hay ngoài gì cũng đã cao tuổi trên dưới 70 cay rồi, không ai dư dả như hồi còn đi làm nữa . Vì vậy chỉ mong chúng ta giúp được đến đâu hay đến đó. Bên nhà cũng đã biết KingBee có liên lạc với Anh Trần văn Ngọc đang vận động tích cực bên ngoài ]
Thưa các anh,
Trên đây là phần tóm lược những gì bgkq.net biết được qua một số Anh Em KQ chúng ta, trong và ngoài nước chuyển đến chúng tôị Chúng tôi thực hiện công việc thông tin đến qúy bạn và có lời đề nghị như sau :
Trong hiện tại chỉ có các hội Aùi Hữu Không Quân các nơi là có sẵn một qũy điều hành, trong đó có phần tương trợ cho hội viện của vùng liên hệ. Ngoài ra mỗi lần có hội hè, có đóng ra đóng vào,thì Anh em cũng có dịp vui vẻ với nhaụ Chúng ta chỉ cần nhín mỗi nơi một chút thì cũng đủ góp phần vào việc thiện, đối với một người anh Em bạc phước, vừa kẹt lại bên nhà mà còn bệnh tật hành hạ. Hơn thế nữa , người anh em ấy lại có tấm lòng trung kiên với “ Tổ Quốc “ thì dù sao đi nữa cũng đáng để chúng ta của ít lòng nhiều ra tay cứu khổ.
Thân ái gởi đến các hội ái hữu lời kêu gọi sau cùng cho việc gíup đỡ anh Phương.
Thân gởi đến các bạn ở quê nhả đã chịu khó vì bạn bè ma ra tay, không ngại đường sá xa xôi hiểm hóc , không ngại mang tai mang tiếng, vì trong cuộc sông không chỉ có một mình ta, mà người có cả “ nhân , trí , dũng” thì cần chi mấy lời khen tặng nhỏ nhoị Thành thật cám ơn các bạn.
Tarin65 3-11-2005

Từ những lời kêu gọi đó Phương được các anh Em KQ thăm viến và gíup đỡ .
- Anh NGUYỄN HỮU THỌ Lôi Hổ 100USD
- Anh CHÂU LƯƠNG CANG thăm viếng
- Anh TRẦN VĂN NGỌC 200USD
- Anh VÕ Ý ( Đại diện.KQ St. Louis ) 120USD
- Hội AH.KQ Georgia 100USD
- Anh TÔN THẤT QUẾ (VN ) 1 triệu VN đồng
- Anh C.T.MINH và Anh N.K.CƯƠNG 200 ngàn VN đồng
- Anh NGUYỄN TÙNG 200USD
- Hội AH.KQ Đông bắc Washington-mary land 100USD
- Anh NGÔ KHẮN THUẬT cùng Bà TRẦN NGỌC ĐOÁ gởi 100USD
- Anh ĐÀO NHẤT van HAH.KQ Dallas / Fonrt gởi 100USD
- Bạn NGUYỄN VĂN THIẾT 100 ngàn VN
- Anh TRẦN ĐÌNG GIAO có về thăm Phương và gời 50USD
- Van một số Anh Em KQ khác…
Phương rất cảm động trước nghĩa nghĩa cử của Các Anh Em KQ thật đúng với câu ( KHÔNG BỎ ANH EM KHÔNG BỎ BẠN BÈ ) , Tình đồng đội đả làm cho tâm hồn Phương ấm lại, Anh không còn thấy mình cô đơn nữa . Không còn Đơn điệu như ngày nào , Anh thấy sau lưng mình vẫn còn Anh Em Chiến hữu và họ cũng đang ôm ấp hoài bão như Anh , và Họ luôn nhớ đến những đồng đội đang gặp sự thống khổ của xã hội…
Phương cứ nghĩ là họ đã quên anh và không biết anh là ai , Nhưng Anh đã hiểu mình đã lầm , ngay chính vị Đại tá Chi huy trực tiếp chuyên ngành của Anh đã từng ký giấy chuyển đơn vị cho Anh , khi nghe tin Anh bi bệnh cũng đã tìm đến Bênh Viện thăm Anh mặc dù Oâng đã ngoài 80 và sự đi lại không bằng tuổi trẻ…Oâng đã an ủi và khuyên nhủ Phương . Làm cho Phương cảm động đến rơi nước mắt. Phương khóc không vì sự đau đơn của căn bệnh , hay vì nỗi bất hạnh của cuộc đời mình , mà Phương khóc vì tình ĐỒNG ĐỘI.Anh không hề bị quên lãng , mọi người đang theo dõi và nhớ thương Anh. Đ/T MINH nói “ khi được biết tin một Anh KQ bị bệnh nhất là Anh này lại là TRUYÊN TIN ĐIỆN TỬ Tôi không thể nào không đến thăm, và chân Tôi như bồn chồn muốn gặp “. Câu nói đó không những làm cho Phương cảm động mà ngay cả MM và những Anh Em KQ khác cũng súc động như Phương.
Phương bỗng nói chuyện như một người chưa bào giờ bị bệnh, giọng nói Anh trầm và ấm hẳn lên , không còn phều phào như cách đó vài phút. Phương nói “ Rất cám ơn các Anh giúp đỡ để chia sẻ bớt gánh nặng cho GD , nhưng cái điều QÚY GIÁ nhất không đo gía trị bằng hiện kim mà là cái tình mà các Anh đã đem đến cho Tôi , Tôi thật mãn nguyện và thấy rằng mình đã không sai lầm khi chọn Quân Chủng KQ“
Mấy ngày sau Phương đòi về nhàvì thấy nằm tại BV chỉ tốn thêm chi Phí mà không đạt được hiệu qủa gì , Ngày Phương về nhà có các bạn KQ đến thăm lại cũng đúng vào ngày sinh Nhật của Anh. Mọi người đang thăm hỏi Phương thì bất chợt cô con gái đầu của Phương mang đã bánh kem có ghi ngày 09 tháng 11 năm 1970 và hai ngọn nến hình số 5. Anh vừa tròn 55 tuổịPhương thật bất ngờ , và các bạn KQ cũng bất ngờ , Phương không nói được điều gì Anh chỉ xững sờ nhìn đĩa bánh , không ai biết lúc đó Anh nghĩ gì…và các bạn KQ cũng vậy…Trong giây lát không khí im lặng đã làm cho nặng nề càng nặng nề hơn. có Anh nói Chúng ta hát bài HAPPY BIRTH DAY đi nhưng không ai cất giọng cả. Lại càng làm cho không khí thêm căng thẳng và ngượng ngùng. MM thấy cháu ngoại Phương đang đứng lấp ló vội gọi cháu “ BẢO NGHI cháu lại thổi đèn cầy cho ông Ngoại đi “, rồi cô con gái thứ hai của Phương ra bưng đĩa bánh vào nhà, lúc đó mới hết căng thẳng.
Bệnh tình của Phương càng lúc càng nặng hơn Phương phài truyền hai chai Huyết tương nhân tạo mỗi ngày, và vai ba ngày phải rút nước trong bụng rạ Thời gian này Cựu Đại tá KQ TRẦN ĐÌNH GIAO về nước và điện thoại cho MM nhờ đưa đến nhà Phương thăm hỏị Oâng rất cởi mờ và an ùi , ủy lạo Phương , Phương vui ve lắm…Đ/T GIAO thật ngạc nhiên sao Phương lại nói chuyện lưu loát như chưa hề bị bệnh. Rồi Oâng chợt hiểu và rất vui mừng vì mình vẫn có nhưng đồng đội còn nghĩa khí năm xưạ Oâng muốn MM viết một bài viết ve ngườià KQ hùng tráng Nguyễn Hùng Phương gời qua cho Oâng để kịp đăng báo Xuân.
Qua những tâm tình của Phương và những cảm nhận mà Phương có được trong lúc này…MM hiểu được trong lúc tuyệt vọng nhất của đời Phương . ANH ĐÃ CÓ MỘT MÙA XUÂN TRƯỚC LÚC RA ĐỊ
Phương tâm sự rất nhiều với Bạn MM về hoàn cảnh của mình, và ước nguyện mà Phương muốn MM thực hiện sau khi Phương ra đi MM viết một bài ĐIẾU VĂN đọc trước linh cửu của mình. và MM đã viết bài Điếu văn đó đã đứa cho Đ/T GIAO và TR/T CƯƠNG đọc .
ĐIẾU VĂN
Bạn NGUYỄN HÙNG PHƯƠNG chúng tôi vô cùng thương tiếc , nghiêng mình trước linh củu của Bạn . Bạn thật xứng đáng là một Anh Hùng , Bạn rất can đảm luôn giữ mình để hướng về TỔ QUỐC , lòng chung thủy của Bạn , đã làm cho chúng tôi cảm phục …..
NGUYỄN HÙNG PHƯƠNG sinh ngày 09 tháng11 năm 1950 , Từ năm 10 tuổi PHƯƠNG đã mồ côi cha , Mẹ một mình cố gắng nuôi dạy PHƯƠNG người con duy nhất mà NGƯỜI có , PHƯƠNG trưởng thành trong một gia đình nề nếp và có truyền thống QUÂN NHÂN , sau khi PHƯƠNG thi đậu TÚ TÀI ĐÔI muốn theo nghiệp truyền thống gia đình MẸ , PHƯƠNG xin gia nhập vào TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA , nhưng MẸ PHƯƠNG phản đối vì PHƯƠNG thuộc diện hoãn dịch vì lý do gia cảnh, PHƯƠNG phải thuyết phục MẸ mãi và được MẸ chấp thuận cho PHƯƠNG gia nhập KHÔNG QUÂN .
Đầu năm 1970 PHƯƠNG tình nguyện vào KHÔNG QUÂN ngành PHI HÀNH với số quân 70/603198 , là khóa Sĩ Quan Không quân của tài khóa đầu năm 1970 , PHƯƠNG được xếp vào khóa 70A , khoảng tháng ba PHƯƠNG là một trong 8 người được Không Quân gởi qua Thu Đức học quân sự sau 9 tuần trong Quân Trường Thủ Đức PHƯƠNG trở lại Không quân tiếp tục học Sinh Ngữ để đi DU HỌC HOA KỲ , cuối năm 1971 PHƯƠNG sang Hoa Kỳ học fixwing T28 PHƯƠNG bất đồng với thầy day BAY bị đánh rớt và PHƯƠNG được chuyển qua học TRUYỀN TIN ĐIỆN TỬ….. Tháng 10 năm 1972 PHƯƠNG về nước và trình diện Đ/T MINH tại BTLKQ và được chuyển ra Căn Cứ 92 Chiến Thuật Pleku , làm việc tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 , Đến tháng 6 năm 1973 PHƯƠNG làm đơn xin chuyển về TSN vì lý do Gia Cảnh và được Đ/T ƯỚC chấp thuận cho về BIÊN HÒA phục vụ tại BTLQĐ3 , làm việc tại đây được 1 năm tháng 6 năm 1974 PHƯƠNG lại tiếp tục thuyên chuyển về CẦN THƠ phục vụ tại BTLQĐ4 nơI đây PHƯƠNG làm việc cho đến ngày ĐỨT PHIM ,
Sau 1975 PHƯƠNG đi Cải Tạo 2 năm rưỡi vì vậy không đủ tiêu chuẩn đi H.O , PHƯƠNG rong ruổi kiếm sống bằng nghề bán dạo Tập Bút Học Sinh ( Văn Phòng Phẩm ), Tuy cực khổ nhưng PHƯƠNG một lòng TÂM HUYẾT với TỔ QUỐC .
Gần đây PHƯƠNG BỊ mắc chứng bệnh viêm GAN siêu vi B rồi SƠ GAN CỔ CHƯỚNG và UNG THƯ GAN . Gia đình tốn rất nhiều tiền để lo chạy chữa cho PHƯƠNG rồi một số BẰNG HỮU NGÀY XA XƯA đã giúp đỡ PHƯƠNG , nhưng không thắng nổi . ĐỊNH MỆNH đã an bài , PHƯƠNG đành phải ra đi…
Anh Em BẰNG HỮU NGÀY XA XƯA chúng tôi nghiêng mình tiễn BẠN ra đi trong một phút mặc niệm trước LINH CỬU của BẠN.
Sức khỏe của Phương mỗi lúc một suy kiệt, Phương không muốn truền dịch Máu nhân tạo nữa vì thấy không có kết qủa gì. Và hiện nay Anh đang cầm cự với tử thần bằng nhưng viên thuốc và nhưng loại Thuốc Bắc như nấm Linh Chi..Phương không tin vào nhưng loại thuốc mà Phương cảm tháy mơ hồ hay phản khoa học.
KINGBEEMAN chi viết đến đến đây . mọi diễn tiến Kingbeeman se tiếp tục thông báo đến các Anh…
SAIGON ngày 05 tháng 12 năm 2005
KINGBEEMAN
Ngày 6-12-2005 KingBeeman đọc cho Phương nghe bài viết này, Anh yêu cầu sửa đổi mối liên hệ GĐ giửa Ong N.Q.T và Phương cho rõ ràng. Và Anh mỉm cười nói :” TÔI HÀI LÒNG LẮM… VÀ TÔI CÓ THỂ RA ĐI ĐƯỢC RỒI !…” Qua ngày 7-12-2005 Anh Tôn Thất Quế đến thăm Phương lúc 9 giờ sáng Phương chỉ phều phào nói không nổi…Buổi Chiều KingBeeman đến thăm Thì Phương hoàn toàn không trở mình được nữa…Anh đã mãn nguyện vì ANH ĐÃ CÓ MỘT MÙA XUÂN.
SAIGON ngày 08 tháng 12 năm 2005
KINGBEEMAN


Tuesday, May 13, 2008

Mini Hop Mat Chua Nhat 11MAY08

Quynh-Nhu-Long-Hong-Thanh-LyHanh-Thiet (PD227)

Thiet-Quynh-Manh-Nhu-Long

Monday, May 12, 2008

Kingbee Tran Ngoc Thanh voi chuyen bay khong the nao quen

Sang ngay 29 thang 4 nhieu don vi Khong Quan VN da roi Tan Son Nhat sau nhung vu phao kich.Thieu ta Thanh Tran va mot so khac con o lai.Loan,vo cua Tran va 3 con truoc do da duoc dua di bang may bay den Con Son,mot hon dao nho phia Tay Nam VN,trong khi Tran o lai tiep tuc cuoc chien.

Tran,phu ta chi huy mot phi doan truc thang VN,ngay 22 thang 3 da duoc vi Khong Doan Truong Khong Doan 62 cho biet "Dalat da lot vao tay Cong san,nhung chung ta hy vong tai chiem."Tuyen phong thu lui dan ve Nha Trang va o phia bac thanh pho.

Sau ngay sau ro rang khong cam cu noi Su Doan 2 di chuyen Bo chi huy o phia nam ve gan can cu Nha Trang hon.Gio day tat ca cac don vi Khong Quan duoc lenh di tan ve Tan Son Nhat Saigon.Tran,nguoi cuu phi cong co 4 ngan gio bay chien dau va da tung bi ban rot 5 lan cung nhu nam dieu tri thuong tich mot so lan,luc do cung di tan ve Tan Son Nhat.Truoc do khi bay o Su Doan 1 ong cung duoc gan huy chuong Presidential Unit Citation vi dung cam trong chien dau.Tran da thuc hien nhieu phi vu yem tro cho luc luong Mu Noi xanh trong thoi gian tu 1965 den 1971.

Cung voi su ra di cua cac cap chi huy Khong Luc Nam VN.Tran cung lap tuc kiem duoc chiec truc thang ngay 29 thang 4 du xang de bay ve phia nam.Ong da tim duoc chiec truc thang con bay duoc nhung chi co chua day 400 pounds xang_chi du bay 30 phut.Khong du bay toi cho tiep nhien lieu nen ong va dong doi phai lay xang tu chiec truc thang khac va do xang bang tay.Do qua la viec lam cham chap gay go va ho phai mat 4 tieng dong ho de do xang tu nhung thung dan de dung xang.

Toi trua Tran nhao nam xuong dat khi nghe khi nghe qua Rocket ror xung phi dao gan chiec truc thang.Ong biet neu no no thi tat ca chet het.Ho nam ep xuong mat dat khoang 5 phut cang thang va chi nhom day khi nhan ra qua Rocket khong no.

Tran bao cho moi nguoi chuan bi cat canh nhanh va ong kiem soat may bay de chac chan no van con bay duoc.Ong ngang dau nhin khi nghe tieng 1 chiec xe hoi phong rat nhanh toi cho dau.Ong nhe nguoi khi nhan ra Thieu ta Thu,Si Quan Hanh Quan voi vo va 3 dua con.Gio day ong da vien phi cong phu.Nguoi nay da tung cat canh chi co mot minh tren ghe phai.

Tran noi moi nguoi len tau va cat canh trong khi chung quanh bi phao kich,lam no tung nhung phi co con lai.Co luc ogn da cho rang ong da bay chiec truc thang cuoi cung khoi Tan Son Nhat.Du rang Tran co chuc vu nhung ong hoan toan khong biet hien tinh dang xay ra cho dat nuoc ong.Nhung gi ong y thuc duoc la thoat ra khoi Saigon va mong moi co co hoi chien dau chong lai Mien Bac VN dang mau chong chiem dat nuoc ong.Cugn voi gia dinh an toan thoat khoi vung chien su,ong chi nghi den cuoc chien chong lai Cong San.

Gan toi Can tho,ong nhan ra tieng dong doi cung phi doan dang lien lac voi Hang khong Mau ham Midway ngoai khoi bo bien nan VN hang dam.Ong khong biet vi tri chiec HKMH Hoa Ky o dau vi day giong noi tren tan so cuu cap von duoc lenh khong duoc xu dung de liem lac binh thuong.Ong biet cac phi cong dang nan chi va nhieu nguoi dang thieu xang.Ong nghe duoc 1 phi cong cho biet ky hieu va xin phep dap tren HKMH.Theo so may bay ong biet duoc do la may bay cua Thieu Tuong Ky Khong Quan.

Truoc khi dap xuogn Can tho.Tran goi Midway va yau cau giup do de nhan ra vi tri.Nhan duoc thong tin,ong nghien cuu ban do cho den khi xac dinh duoc vi tri chiec HKMH ngaoi bien.

Ong biet khong co du xang bay ra Con Son de don vo con roi bay tiep ra Midway nen ong dap xuong Can Tho de do xang.

Sau khi do xang tai can Tho,ong bay ra dao Con Son gap gia dinh.Sang hom sau Tran cung gia dinh voi 5 phi cong co vo con thuc hien chuyen bay ra Midway.Sau khi moi nguoi len tau,Tran le lang dem so nguoi.Ong phat hoang kham pha ra chiec truc thang cua ong-von thiet ke cho 11 nguoi-bay gio co 39 nguoi tren tau.Gap 3 lan tai trong thiet ke cho truc thang.

Tran ra len thao bo cac canh cua cua may bay cung nhu nhung thu khong can thiet de co the cat canh.Ong gat phat y nghi de lai bat cu nguoi ban nao chiu so phan bap benh voi Cong San.

Cang thang,Tran xu dung het cong suat let cang dap 300 feet truoc khi lay da nhac len bau troi chiec may bay cho qua nhieu nguoi nay.Tren tan so,ong nghe duoc cac phi cong goi cac can cu ben Thai Lan khi cac may bay chien dau va van tai bay ve phia nam.Ong van con hy vong ong va nhung nguoi khac sau it ngay co the tro lai chien lai chong lai Cong San.

Tren duong den Midway,truc thang tat may va nhung nguoi tren tau bat dau la khoc tuong rang ho sap sua chet.Roi tat ca im lang du rang trong anh mat ho van hien ra noi so hai dang bao trum.Tran lap tuc bay che do bay tu do dong thoi co gang khoi dong dong co.Vi chiec truc thang cho qua nang nen xuong con 1500 feet cach mat nuoc bien ong moi mo may thanh cong.Moi nguoi hoan hon khi dong co khoi dong va may bay tiep tuc huong ve chiec HKMH.Chi co day dan kinh nghiep nghiep bay bong cua Tran moi cuu ho qua su hiem ngheo nay.

Tran lang nghe may truyen tin khi duoc thong bao Saigon da roi vao tay Cong San.Lan dau tien ong nhan ra rang khong con duong quay tro ve.Het suc tim kiem nhung ong van chua nhin thay bong dang chiec hang khong mau ham.Qua tan so ong yeu cau tau Midway huong dan duong bay.

Yeu cau nay duoc dap ung va nguoi ta hoi ong,"Co bao nhieu nguoi tren may bay?"
"39," ong dap lai.
"Bao nhieu?"
"39 nguoi."
"Ong dang lai loai truc thang nao?"
"Huey,U-1H."

Dai lien lac di nhien cho rang ho nghe nham vi ho biet kha nang cua loai Iroquois.Hoan toan hoai nghi ho hoi lai,"Bao nhieu?"
"ba muoi chin nguoi."
Tran biet nguoi My van chua tin ong.Khi ong ha canh chiec truc thang tren bong tau day nhoc va 39 nguoi noi duoi nhau buoc xuong thi nguoi ta khong tin noi da co nhieu nguoi nhu vay chen chuc tren khoang tau chat hep.

Mot Si quan cap uy noi Tran rang cac si quan cao cap muon hoi ong ta de xac dinh tinh hinh tai Tan Son Nhat luc ong ta roi di.

Tran bay to su quan ngai con so dong dao nguoi ti nan tai Con Son,giai thich rang hon dao tu lau duoc xu dung de giam giu Viet Cong va tu binh Bac Viet.Ong noi voi vien si quan My rang khi cac tu nhan duoc tha ra e rang co cuoc tam mau nhung nguoi mien Nam con ket tai do,nhieu nguoi trong so ho la cac phi cong va cac nhan vien phi hanh cung voi gia dinh cua ho.

Vien Si quan My hua se phai 1 chiec tau de don nhung nguoi mien Nam con sot lai.Ong ta da giu dung loi hua va ngay sau do Tran da duoc biet qua loa phong thanh mot chiec tau My da duoc phai di Con Son de don nhung nguoi con bi ket.

Khi Thieu ta Tran va cac phi cong dong doi cung gia dinh di thoat duoc vao ngay 29 thang 4 do thi tinh hinh cuoc di tan cua nguoi My tai Tan Son Nhat tro nen toi te hon.
......
GHI CHU:
Cac anh va cac ban Kingbees than men,
Sau 33 nam moi dat chan len dat My,duoc gap go cac Kingbees moi biet duoc cac anh va cac ban ben nay cung da trai qua nhieu tinh huong gay can.Bien co thang 4 nam 1975 khien chung ta nhu bay nghe lac dan,trong khi da so cac anh em Kingbee tai VN la nhung nguoi NGAM NGUI O LAI,moi nguoi tu tim cach ton tai va tim cach suoi am lan nhau trong nghich canh thi cac anh va cac ban cung gap khong it kho khan vat va trong luc di tan cung nhu no luc ton tai noi xu nguoi.Gan 2 thang troi toi may man gap lai cac Kingbee than thuong,duoc nghe ke lai nhung cau chuyen rat xuc dong cua Kingbee Tran Ngoc Thanh,Duong ngoc Nhu v.v.hom nay xin man phep cac anh va cac ban post len day bai luoc dich nay de chung ta cung nhau chia se nhung ky niem vui buon.
Trong kha nang han che toi da luoc dich cac trang 25 den trang 28 trong quyen THE ELEPHANT AND THE TIGER-The full story of the Vietnam War cua tac gia WILBUR H.Morrison do nha Xuat ban HIPPOCRENE BOOKS NEY YORK an hanh.Co dieu gi khiem khuyet mong anh Thanh cho 2 chu DAI XA va mong cac anh va cac ban thong cam.Toi cau mong cac anh cac ban bot chut thi gio ke lai nhung ky niem vui buon trong cuoc doi bay bong cua minh,co nhung dieu tat ca anh em chung ta duoc quyen hanh dien mot thoi la Kingbee cua Khong Luc Viet nam Cong Hoa.Than ai.

Friday, May 9, 2008

Bai viet cua Kingbee Bui Ta Khanh do DKL post

Chuyến bay tử thần vào đồi 31 Hạ Lào
Kingbee Bùi Tá Khánh.


Chuyện về cuộc hành quân Lam Sơn 719 đánh sang Hạ Lào nhằm cắt đứt đường mòn HCM đã được nhiều người viết ra. Ðầu tiên là nhà văn Phạm Huấn với quyển "Trận Hạ Lào năm 1971", rồi nhà văn nhảy Dù Lê Ðình Châu, đại uý đại đội trưởng đại đội công vụ nằm vòng đai bảo vệ cho Lữ đoàn 3 nhảy Dù trên đồi 31 cũng ra mắt quyển "Ðôi mắt người TùBinh", và anh Nguyễn Văn Long, thiếu uý sĩ quan phụ tá ban 2 Lữ Ðoàn 3 nhảy Dù vẫn thường xuyên viết về Hạ Lào cho Ðặc San Nhảy Dù ỡ Úc Châu. Ở đây, tôi chỉ ghi lại câu chuyện như là một mẩu hồi ức dưới mắt nhìn của một người lính Không Quân.

Tôi là một hoa tiêu phục vụ trong phi đoàn 219, thuộc Không Ðoàn 51, Sư Ðoàn I KQ trú đóng tại Ðà Nẵng. Phi đoàn 219 là hậu thân của biệt đoàn 83 với nhiệm vụ tiến hành cuộc chiến tranh thầm lặng trong bóng tối nhằm gây rối, phá hoại hậu phương của địch. Vì thế tất cả phi cơ của phi đoàn 219 chỉ sơn toàn bệt màu đen và xanh lá cây xẫm bên trên phần bụng trắng và không mang phù hiệu hay cờ gì cả ngoài số serial number mà thôi. Là một phi đoàn chỉ thi hành những phi vụ đặc biệt ngoài lãnh thổ và ngoài những cuộc hành quân bình thường, nhưng trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, nằm trong kế hoạch được mệnh danh là Việt hoá chiến tranh, một cuộc hành quân quan trọng lần đầu tiên hoàn toàn do QLVNCH đảm nhiệm với sự yểm trợ tối thiểu của không lực Hoa Kỳ trong những ngày đầu với những loại trực thăng khổng lồ chuyên chở những xe cơ giới hạng nặng như xe ủi đất, lô cốt tiền chế, đại pháo 105 và 155 ly để QLVNCH dọn bãi thiết lập những căn cứ hoả lực đầu cầu trên đất Lào. Vì thế nên Quân Ðoàn I đã phải trưng dụng tất cả những đơn vị KQ trực thuộc Sư Ðoàn I KQ trong đó có phi đoàn 219. Như vậy phi đoàn chúng tôi, ngoài những phi vụ đặc biệt thường lệ, lại phải đảm nhiệm thêm việc yểm trợ cho Sư Ðoàn Dù, một trong 3 lực lượng nòng cốt trong cuộc hành quân Lam Sơn 719. Mỗi ngày phi đoàn 219 tăng phái một phi đội gồm 2 hoặc 3 chiếc H34 nằm trực chiến tại Khe Sanh, nơi đặt bản doanh Bộ chỉ huy tiền phương Sư Ðoàn Dù. Từ đây chúng tôi xuất phát những phi vụ tiếp tế lương thực, đạn dược cho các căn cứ hoả lực 29, 30 , 31 và các đơn vị hành quân lục soát bên ngoài căn cứ. Những phi vụ này thường là rất "hot", nhưng "hot" nhất vẫn là những phi vụ tải thương cho binh sĩ nhảy Dù khi có đụng độ với quân cộng sản Bắc Việt. Và chuyện này xảy ra như cơm bữa hàng ngày nên chúng tôi coi như pha. Chúng tôi cứ luân phiên nhau mỗi phi đội trực chiến cho Sư Ðoàn Dù 4 ngày rồi trở về Ðà Nẵng tiếp tục những phi vụ thường nhật.

Hôm nay đến phiên trực của chúng tôi. Phi đội gồm có 2 phi cơ do anh Chung tử Bửu lead, tôi copilot và Nguyễn văn Em là mêvô, chiếc thứ hai tôi chỉ nhớ hoa tiêu chánh là anh Yên. Chúng tôi vào phi đoàn nhận lệnh vào lúc 8 giờ sáng rồi chia tay nhau về nhà sửa soạn hành trang, hẹn gặp nhau lúc 10 giờ ngoài phi đạo 219.

Ðúng giờ hẹn, chúng tôi ra phi cơ làm tiền phi, check nhớt, xăng, load những cơ phận sửa chữa dự trữ, đồ nghề và anh em kỹ thuật 219 rồi cất cánh, trực chỉ Ðông Hà, Quảng Trị. Khoảng quá trưa thì chúng tôi ra đến Khe Sanh. Vừa đến nơi, không màng ăn trưa vì nóng lòng muốn cứu đồng đội nên chúng tôi quyết định phải vào ngay đồi 31 chứ không thể đợi lâu hơn được. Trong khi anh Bửu vào trình diện với Bộ Chỉ Huy Tiền Phương SÐ Dù để đặt kế hoạch cho chuyến bay thì tôi và mêvô Em đi check lại máy bay. Xăng vẫn còn đầy bình trước, dư sức bay không cần phải refuel.

Một lát sau từ phòng briefing ra, anh Bửu vắn tắt cho anh em biết về phi vụ quyết tử này. Chuyến vào chúng ta sẽ chở theo một tiểu đội tác chến điện tử Dù cùng với 18 chiếc máy "sensor" vào tăng phái cho căn cứ 31 dùng để phát giác đặc công địch, chuyến ra sẽ rước phi hành đoàn anh Nguyễn thanh Giang về. 15 phút trước khi lên vùng, pháo binh Dù sẽ bắn dọn đường mở một hành lang dọc theo quốc lộ 9, dập vào những địa điểm được ghi nhận có phòng không địch vì tình hình lúc này rất gây cấn, địch tập trung lên đến cấp tiểu đoàn phòng không gồm đủ loại từ 37 mm, 12ly7 và lần đầu tiên còn nghe có cả SA7 nữa. Về không trợ thì có 2 chiếc Gunship của phi đoàn 233 do trung uý Thục bay trước mở đường.

Trước đó trong lúc briefing, anh Bửu đã được nói chuyện trực tiếp với anh Giang từ trong đồi 31 và được biết, ngày hôm qua khi bay vào vùng anh Giang đã dùng chiến thuật "lá vàng rơi", từ trên cao cúp máy auto xoáy trôn ốc xuống, nhưng vì phòng không địch quá dày đặc nên khi gần đến đất, phi cơ anh bị trúng đạn rớt xuống gãy đuôi nằm bên cạnh vòng rào phòng thủ ngoài cùng của Lữ Ðoàn 3 Dù. Phi hành đoàn vô sự, chỉ có copilot là Võ văn On bị xây xát nhẹ ở cổ, tất cả chạy thoát được vào trong căn cứ Dù. Nhưng trước khi bỏ phi cơ, mêvô Trần hùng Sơn không quên vác theo cả cây M60 trên cửa máy bay nữa. Rút kinh nghiệm, hôm nay anh Bửu bay Rase Motte sát ngọn cây theo hướng Ðông-Tây đi vào. Trên đường bay dọc theo quốc lộ số 9 tôi còn nhìn thấy những cột khói bốc lên nghi ngút, chứng tỏ pháo binh Dù bắn rất chính xác và hiệu qủa. Gần đến LZ anh Bửu đổi hướng lấy cấp Ðông Nam-Tây Bắc để đáp xuống. Vừa ló ra khỏi rặng cây, tôi đã thấy chiếc Gunship của trung uý Thục bay vòng lại, cùng với tiếng anh la lên trong máy "Bửu coi chừng phòng không ở hướng Tây". Từ trên phi cơ nhìn xuống, giữa màu xanh trùng điệp của rừng cây nhiệt đới, ngọn đồi 31 đỏ quạch nổi bật với những đốm bụi đất tung lên từng cơn vì đạn pháo kích quấy phá của cộng quân bắc Việt. Không nao núng, anh Bửu vẫn điềm tĩnh tiếp tục đáp xuống. Khi phi cơ còn cách mặt đất độ 15 thước thì trúng một tràng đạn phòng không, phi cơ phát hoả, bùng lên một đám khói bao trùm cả phi cơ, mêvô Em la lên khẩn cấp trong máy "đáp xuống, đáp xuống anh Bửu ơi, máy bay cháy". Cùng lúc anh Bửu cũng cao tiếng báo động cho chiếc wing "Yên ơi, tao bị trúng đạn rồi, đừng xuống nữa" trong khi vẫn bình tĩnh đáp xuống. May mắn là đạn trúng vào bình xăng phụ đã hết xăng, chỉ còn ít hơi đốt, nên phi cơ không bắt cháy như phi cơ đại uý An ở Bù Ðốp hôm nào. Vừa chạm đất, theo phản xạ tôi cùng anh Bửu nhanh tay tắt gió, xăng, điện rồi nhảy ra khỏi phi cơ. Mọi người chạy ngược lên đồi về phía hàng rào phòng thủ thứ nhất của đại đội công vụ Dù cách khoảng 100 thước. Tôi còn tiếc chiếc xách tay quần áo nên phóng vào trong phi cơ để lấy. Một cảnh thương tâm hiện ra trước mắt, một binh sĩ Dù bị trúng đạn ngay giữa trán, nằm ngửa chết ngay trên ghế. Trên sàn tàu, đống máy "sensor" vẫn còn nguyên vẹn. Tôi chỉ kịp vớ lấy cái xách tay rồi phóng chạy lên đồi theo những tiếng kêu gọi của binh sĩ Dù "trên đây nè thiếu uý, tụi tôi bắn yểm trợ cho". Tôi lom khom chạy trong khi tiếng đạn nổ lóc chóc trên đầu. Lên đến nơi tôi thở như bò rống. Không quân mà hành quân dưới đất thì phải biết là mệt đến đâu. Tôi nhớ mãi hôm đó là ngày 22 tháng 2 năm 1971.

Vừa ngồi nghỉ mệt, tôi vừa nhìn xuống bãi tải thương nơi chiếc phi cơ đang đậu hiền lành, thì cũng vừa lúc địch điều chỉnh tác xạ, một quả đạn đạn súng cối rơi trúng ngay tàu nổ tung, bốc cháy khói đen mù mịt cả một góc trời. Tôi nhìn con tàu xụm xuống, lòng quặn lên. Con tàu thân thương đó đã gần gụi với mình lâu nay, giờ thành một đống sắt vụn.

Một lát sau, theo chỉ dẫn của anh em binh sĩ Dù, chúng tôi men theo giao thông hào lần về đến ban chỉ huy Lữ Ðoàn 3 Dù. Gặp lại phi hành đoàn anh Giang, On, Sơn anh em chúng tôi mừng rỡ thăm hỏi rối rít. Chúng tôi được giới thiệu với các sĩ quan trong ban tham mưu Lữ Ðoàn 3. Ðầu tiên là đại tá Thọ lữ đoàn trưởng Lữ Ðoàn 3, thiếu tá Ðức trưởng ban 3, dại uý Trụ phụ tá ban 3, đại uý Nghĩa sĩ quan liên lạc KQ, trung uý Chính sĩ quan Không trợ Dù, thiếu uý Long phụ tá ban 2. Về phía pháo binh thì có trung tá Châu tiểu đoàn trưởng và đại uý Thương trưởng ban 3 thuộc tiểu đoàn 3 pháo binh Dù. Ðại tá Thọ mừng anh em "mới đến" mỗi người một điếu Havatampa và một ly Hennessy để lấy lại tinh thần. Tôi ngạc nhiên vô cùng, đi đánh giặc, nằm ở tuyến đầu ác liệt vậy mà mấy "ông" nhảy Dù vẫn thản nhiên hút sì-gà Cuba và uống rượu Mỹ như máy! Quả các anh ăn chơi cũng dữ mà đánh giặc cũng chì thật.

Buổi chiều vùng rừng núi trời tối thật nhanh, chúng tôi dùng tạm bữa cơm dã chiến với ban tham mưu Lữ Ðoàn rồi chia nhau ngủ ké với anh em Dù. Tôi được ngủ chung một hầm với anh Nguyễn quốc Trụ, một sĩ quan trẻ xuất thân khóa 20 trường Võ Bị Ðà Lạt. Anh cũng là anh ruột của trung uý Nguyễn hải Hoàn, một hoa tiêu chánh trong phi đoàn tôi. Tin tức chiến sự mỗi ngày một căng thẳng hơn vì đối với cộng sản bắc Việt, sự hiện diện của căn cứ 31 trên hệ thống đường mòn HCM như một lưỡi dao đâm thẳng vào yết hầu của chúng. Vì thế cộng quân đưa thêm quân vào tạo áp lực nặng nề lên căn cứ 31 với ý định đánh bật căn cứ này ra khỏi sinh lộ của chúng.

Hai hôm sau, vẫn không có chuyến bay tiếp tế nào vào được vì địch quân luôn di động dàn phòng không của chúng khiến KQVN và HK không phát huy được ưu thế của mình. Mỗi sáng, chỉ có 2 phi tuần F4 đến ném bom vài khu vực khả nghi chung quanh đồi 31 và thỉnh thoảng mới có một đợt B52 rải thảm ì ầm xa xa vọng đến rồi mọi sự lại chìm vào rừng núi trùng điệp. Ngược lại, quân bắc Việt tập trung bao vây, tăng cường pháo kích suốt ngày nhằm quấy rối và làm tiêu hao lực lượng Dù.

Sáng ngày 25 tháng 2 năm 1971, chúng tôi nhận được lệnh và khởi sự di chuyển ra các hầm cứu thương sát bãi đáp chờ đến trưa đích thân phi đoàn với 3 chiếc H34 sẽ vào tải thương binh Dù đồng thời bốc 2 phi hành đoàn ra. Tôi và anh Bửu cùng vài thương binh Dù nấp chung với nhau trong một hầm trú ẩn. Ðến trưa khi chúng tôi bắt đầu nghe tiếng máy nổ quen thuộc xa xa thì cũng là lúc địch khởi đầu trận "tiền pháo" dồn dập lên đồi 31. Qua lỗ châu mai từ trong hầm cứu thương nhìn qua bên kia đồi đối diện, cách nhau một cái yên ngựa, tôi thây rõ hai chiếc xe tăng T-54 của cộng quân tiến lên xếp hàng ngang, cùng với quân tùng thiết dày đặc chung quanh nhắm đỉnh đồi chúng tôi mà nhả đạn. Những tia lửa từ nòng súng phụt ra, tôi và anh Bửu thụp đầu xuống cùng nhìn nhau như nhắc nhớ câu mà anh em trong phi đoàn thường nói với nhau mỗi khi lên đường hành quân "Trời kêu ai nấy dạ!".

Ngòai kia, trong từng giao thông hào binh sĩ Dù chống trả mãnh liệt, nhất là những pháo thủ pháo đội C trên căn cứ 31, với những khẩu pháo đã bị hỏng bộ máy nhắm vì pháo kích của địch, họ phải hạ nòng đại bác để bắn trực xạ thẳng vào xe tăng địch bên kia đồi và trong những loạt đạn đầu tiên đã hạ ngay được 2 chiếc T54. Nhưng để trả giá cho hành động dũng cảm này nhiều binh sĩ Dù đã nằm xuống, có người nằm chết vắt trên những khẩu pháo của họ, trong số này có cả pháo đội trưởng Nguyễn văn Ðương, người đã là niềm hứng khởi cho một nhạc phẩm nổi tiếng sau đó. Chúng tôi vui sướng reo mừng trong hầm bên này. Không ngờ, chỉ mỗt lúc sau 2 xe tăng khác ở phía sau tiến tới ủi những chiếc xe cháy xuống triền đồi rồi lại hướng súng đại bác về đồi chúng tôi mà bắn! Sau vài loạt đạn, một phi tuần 2 chiếc F4 xuất hiện nhào xuống oanh tạc vào đội hình địch, và lại phá hủy thêm 2 xe tăng nữa. Trong tiếng bom đạn tơi bời, tôi vẫn nghe văng vẳng tiếng máy nổ của những chiếc H34 đang vần vũ trên cao như lo lắng cho số phận những đồng đội của mình. Cho đến khoảng 5 giờ chiều thì địch tràn lên chiếm được đồi. Chúng lùng xục từng hầm trú ẩn kêu gọi binh sĩ Dù ra đầu hàng. Biết không thể làm gì hơn, tôi và anh Bửu tháo bỏ súng đạn cá nhân, chui ra khỏi hầm.

Về phía KQ, tôi, anh Bửu, On và Sơn bị trói bằng dây điện thoại và bị dẫn giải ra bắc Việt chung với tất cả tù binh khác. Không thấy anh Giang và Em đâu. Chúng tôi bắt đầu thăm hỏi các SQ và binh sĩ Dù trên đường đi. Cuối cùng tôi gặp được anh Long là người ở chung trong hầm với anh Giang khi cộng quân kêu các ra đầu hàng. Ðến lần thứ 3 các anh vẫn không chịu ra nên chúng thảy lựu đạn chày và bắn xối xả vào hầm. Anh Long chỉ bị thương nhẹ nên chúng bắt theo còn anh Giang vì bị thương nặng gãy cả 2 chân không đi được nên bị chúng bỏ lại và chết ở trong hầm. Về phần mêvô Em thì bị lạc đạn trúng bụng đổ ruột ra ngoài, khi bị bắt dẫn đi Em cứ 2 tay ôm bụng giữ lấy ruột mà không hề được băng bó vết thương nên đi được một khoảng không chịu được đau đớn Em gục chết ở bên đường.


Thế là 219 ghi thêm vào quân sử của mình một thiệt hại 2 phi hành đoàn trên chiến trường Hạ Lào. Trong đó anh Giang và Em đã vĩnh viễn ở lại trên đồi. Ngọn đồi quyết tử 31. Những người còn lại của 2 phi hành đoàn đó là Bửu, On, Khánh và Sơn thì sa vào tay địch, bị đưa đến những bến bờ vô định, biết còn có ngày về hay không?


Viết để nhớ đến tất cả những chiến sĩ anh hùng đã thành danh hay vô danh, vẫn còn sống hay đã hy sinh cho quê hương đất nước. Sau 31 năm it ra tên tuổi các anh vẫn còn được nhắc đến một lần.

Tháng 11 năm 2002

Bùi Tá Khánh

Thursday, May 8, 2008

CÂU CHUYỆN LÊN LON

CÁCH NAY 2 TUẦN LỄ KINGBEEMAN ĐƯỢC ANH PHAN CÔNG BƠ MỜI VỀ QUÊ ĂN ĐÁM GIỖ , KINGBEEMAN ĐẾN NHÀ CHỞ BẠN TRỊNH XUÂN KHA CÙNG ĐI , VỢ KHA CHAY RA DẶN DÒ " CÁC ÔNG CÓ LÊN LON THÌ CHỈ LÊN ĐẠI ÚY MÀ THÔI NHÉ ĐỪNG CÓ LÊN TỚI THIẾU TÁ MÀ LÊN CHỨC CỐ ĐÓ " KINGBEEMAN TÔI HƠI HOANG MANG VÌ LẦN NÀY XUỐNG ĐỊA DANH ( CHỈ CU HỎI CỦ CHI ) NƠI NÀY HẦU NHƯ ĐA PHẦN LÀ NGƯỜI CỦA CHÍNH QUYỀN...KHI CHÚNG TÔI XUỐNG ĐẾN CHỈ CU HỎI CỦ CHI NƠI ĐỒNG QUÊ THÔN DÃ... KINGBEEMAN TÔI BẤT CHỢT RÙNG MÌNH...NẾU NGÀY XƯA MÀ BÉN MẢNG XUỐNG ĐÂY CÓ LẼ GIỜ NÀY ĐÃ XANH CỎ RỒI...ĐI THÊM MỘT ĐOẠN ĐẾN NHÀ ANH PC BƠ THÌ MỌI NGƯỜI ĐÃ CHỜ SẴN , CÓ ANH MÊVO NGUYỄN VĂN THANH ANH VƯƠNG VĂN NGỌ
ANH BƠ VÀ BẠN GUNNER THÂN NGỌC HẢI CÙNG MỘT SỐ ANH EM KQ KHÁC ...BIA ĐÃ ĐỂ SẴN HƠN CHỤC THÙNG...KINGBEEMAN CHỢT HIỂU RA LỜI VỢ KHA ĐÃ DẶN....
CHÚNG TÔI Ơ CHƠI ĐẾN CHIỀU MỚI VỀ... KHI VỀ ĐẾN NHÀ KHA THÌ TÔI CŨNG ĐÃ MỆT NHỪ NGƯỜI...VỢ KHA CHẠY RA : "TÔI ĐÃ DẶN CÁC ÔNG CHỈ LÊN LON ĐẾN ĐẠI ÚY MÀ THÔI VẬY MÀ CÁC ÔNG CÒN CỐ ..." KINGBEEMAN MỆT MỎI : " THÌ TÔI THEO LỜI CHỊ KHA DẶN TÔI CỐ LẮM MỚI LÊN ĐƯỢC ĐẾN ĐẠI ÚY " VỢ KHA : " NHƯ VẬY LÚC NÀY ÔNG YẾU LẮM SAO MÀ LÊN ĐẠI ÚY KHÓ KĂN VẬY "KINGBEEMAN CƯỜI NÓI: " THÌ ĐI TỪ LÍNH MUỐN LÊN ĐẠI ÚY PHẢI MANG HẾT 11 LON MỚI ĐƯỢC CHỨ "VỢ KHA : " TÔI QUÊN LÚC XƯA TÔI TƯỞNG ÔNG KHA LA SĨ QUAN..." KINHBEEMAN LA LÊN : " TRỜI ?...!..."
KINGBEEMAN 219